Các nhân tố ảnh hưởng đến Công ty cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 61 - 87)

cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang.

- Nguyên vật liệu sản xuất.

+ Đặc thù của nguyên liệu Thuỷ Sản.

Nguyên liệu Thuỷ Sản có đặc thù là mau hư hỏng do cấu tạo cơ thịt lỏng lẻo, vi trùng dễ dàng thâm nhập và phân giải Prôtít trong thịt của chúng một cách nhanh chóng, dẫn đến quá trình phân huỷ nhanh. Do đó mà nguyên liệu dễ bị ươn thối. Nếu không bảo quản và xử lý kịp thời thì chất lượng nguyên liệu sẽ bị giảm dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng bị giảm. Chất lượng nguyên liệu là yếu tố nội tại tự nhiên của sản phẩm, con người chỉ làm tăng thêm chất lượng của nó nhờ chỉ dùng các phương tiện, biện pháp duy trì, bảo quản chất lượng cũng như một số phụ gia để làm tăng thêm chất lượng.

Chất lượng nguyên liệu Thuỷ Sản được phản ánh qua 2 chỉ tiêu: Độ tươi và kích cỡ, trọng lượng nguyên liệu. Nguyên liệu Thuỷ Sản có độ tươi càng cao, càng cho phép sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao.

Khi cá được mua về thì phải đưa vào muối ngay. Cá biển ướp muối phải được phân loại tương ứng và phải ướp chượp ngay.

Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá của công ty là các loại cá nhỏ con như: Cá cơm, nục, cá trích… trong đó các cơm là chính với đặc tính mau ươn thối và không phải lúc nào cũng nào cũng mua được như các sản phẩm công nghiệp khác mà nó phụ thuộc phần lớn vào mùa vụ, giá cả cùng không nhất định mà tuỳ theo mùa vụ, được mùa hay không mà giá cả nguyên liệu có thể tăng giảm 40% - 70% thậm chí có lúc tăng giảm 100-150%, chính vì vậy nếu có lượng sức chứa lớn, nếu nhận định tình hình nhân tố về mùa vụ thì có thế mua nguyên liệu giá cao hơn thậm chí không mua được nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh bình thường được.

Nguyên liệu sản xuất khác nhau, hoặc chất lượng nguyên liệu khác nhau cùng cho ra sản phẩm có chất lượng, mùi vị khác nhau nước mắm cá cơm sẽ cho ra mùi vị khác với cá trình và cá nục, cá cơm ở biển Nha Trang sẽ có hương vị khác với cá cơm của vùng biển Cà Ná hoặc của Phú Quốc và chính vì vậy chất lượng sản phẩm, mùi vị khác nhau dẫn đến giá bán các loại nước mắm này cũng khác nhau và sẽ có thị trường tiêu thụ khác nhau phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Độ tươi ươn của sản phẩm cũng khác nhau cũng cho ra sản phẩm có chất lượng khác nhau, để mua được nguyên liệu của nhiều vùng khác nhau và chủ động trong việc mua nguyên liệu của công ty phải có phương pháp mua nguyên liệu cho phù hợp bằng cách mua nguyên liệu tươi tốt tại vùng biển khai thác được trộn với một tỷ lệ muối thích hợp và đóng vào trong bao nilon vận chuyển về công ty, với phương pháp mua như vậy công ty có thể khai thác được nguồn nguyên liệu tốt nhất đặc biệt có thể mua được nguyên liệu với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng và cả những vùng xa công ty.

+ Tình hình thu mua nguyên vật liệu của công ty.

Trong cơ chế thị trường như hiện nay, khi mà tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra triền miên ngay cả trên thuyền lẫn trên bờ làm cho giá cả nguyên vật liệu không ổn định. Giá cả nguyên liệu Thuỷ Sản phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ. Do

đó để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất cả trong và ngoài vụ là một việc làm hết sức khó khăn đối với công ty. Tình trạng các doanh nghiệp không đủ nguyên liệu để sản xuất là rất phổ biến, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Chính vì vậy mà công ty phải có kế hoạch mua nguyên liệu hợp lý.

Để có được cung ứng đầy đủ nguyên liệu cần thiết cho sản xuất, công ty đã cố gắng tạo ra được một đội ngũ thu mua nhanh nhẹn, luôn theo dõi bám sát với nhu cầu thị trường, tích cực mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu nhăm mua được nguyên liệu chất lượng cao với giá hạ. Công ty thường tiến hành thu mua ở các vùng lân cận như: Cà Ná, Đại Lãnh, Nình Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận…

Riêng ở Nha Trang thì việc mua nguyên liệu là rất khó khăn vì do giá mua nguyên liệu của công ty thường thấp hơn giá mua của tư thương, vả lại trên địa bàn thành phố Nha Trang có biết bao công ty chế biến Thuỷ Sản.

- Lao động.

Lao động trong công ty bao gồm 56 người (năm 2006), đa số là những người làm việc trong thời gian khá dài ở công ty, do vậy họ rất thạo và có kinh nghiệm trong công việc đặc biệt là nghề sản xuất nước mắm phải có tay nghề chuyên môn cao.

Tuy nhiên do nước mắm là nghề mang tính truyền thống, thủ công, do đó việc sử dụng máy móc hạn chế đòi hỏi tay nghề của người lao động cao hơn khi trực tiếp tham gia đánh quậy, gài nén, rút nước mắm…. Mặt khác nguyên liệu của công ty mang tính chất mùa vụ cao do đó vào những đợt mùa vụ thì số lượng lao động làm việc rất vất vả và có khi phải thuê công nhân từ bên ngoài.

Công tác bố trí lao động: Công tác bố trí lao động trong công ty có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Để thấy được điều này ta theo dõi “Bảng số liệu 2.10”

Bảng 2.10: Bảng cơ cấu lao động của công ty năm 2005-2006

Năm 2005 Năm 2006 So sánh năm

2006/2005 CHỈ TIÊU Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) ± %

A. Lao động gián tiếp 28 100 25 100 -3 10,71

Giám đốc 1 3,57 1 4 0 0 Phó giám đốc 2 7,14 1 4 -1 50 Phòng kế hoạch 10 35,71 8 32 -2 20 Phòng kỹ thuật 3 10,71 2 8 -1 33,33 Phòng kế toán 5 17,86 5 30 0 - Phòng tổ chức 7 25 8 32 1 14,29 B. Lao động trực tiếp 28 100 31 100 3 10,71 Phân xưởng 1 24 85,71 28 90,32 4 16,67 Phân xưởng 2 4 14,29 3 9,68 -1 -25 Tổng cộng 56 100 56 100 (Nguồn: Phòng nhân sự)

Nhận xét: Tỷ trọng số lượng lao động trong công ty trong 2 năm gần đây không có sự biến động. Hiện nay quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đã mở rộng không những trong sản xuất mà cả trong tiêu thụ nữa, đặc biệt là trong lúc mùa vụ thì cần rất nhiều nhân công trong lúc thời gian khác thì rảnh rỗi. Nhiệm vụ của công ty là phải đảm bảo đủ số lượng lao động cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất đồng thời tránh được tình trạng dư thừa lao động. Mặc dù tổng số lao động trong công ty không lớn chỉ 56 người những công ty đã sử dụng lao động hợp lý, đảm bảo tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm, cán bộ quản lý của công ty đã qua đào tạo chuyêm môn và kinh nghiệm lâu năm trong công tác.

Chất lượng lao động: Hiện nay công ty đã áp dụng hình thức phân công lao động theo tính chất công việc nghĩa là công việc càng phức tạp thì bố trí lao động

có trình độ cao và ngược lại. Nói cách khác là đảm bảo cấp bậc phù hợp với cấp bậc của công nhân.

Do vậy, để quản lý và sử dụng tốt chất lượng lao động công ty cần nghiên cứu và áp dụng hình thức phân công lao động hợp lý.Ta xem “Bảng 2.11” sau:

Bảng 2.11: Tình hình chất lượng lao động tại công ty qua 2 năm 2005-2006 Năm 2005 Năm 2006 So sánh năm 2006/2005 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) ± % A. Giới tính 56 100 56 100 0 0 Nam Nữ 33 23 58,93 41,07 34 22 60,71 39,29 1 -1 3,03 4,35 B. Trình độ 56 100 56 100 - - Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo

0 16 0 3 37 0 28,57 0 5,36 66,07 4 17 1 1 33 7,14 30,36 1,79 1,79 58,93 4 1 1 -2 -4 - 6,25 - -66,67 -10,81 (Nguồn: Phòng nhân sự) Nhận xét:

Do đặc điểm của ngành là sản xuất nước mắm do đó đòi hỏi phải có công đoạn gài nén đánh quậy cần nhiều sức khoẻ, vì thế số lao động nam lớn hơn số lao động nữ trong đó nam là 34 người, nữ là 22 người là hợp lý với tính chất công việc của công ty.

Lao động ở trình độ đại học và cao học chiếm 37,5% trong tổng số lao động như vậy số lao động còn lại trong đó lao động chưa qua đào tạo chiếm 58,93%. Do vậy với tính chất công việc như trên cùng với việc bắt nhịp kịp tốc độ phát triển như hiện nay công ty cần đào tạo thêm cho cán bộ công nhân viên trong công ty hơn.

Điều kiện lao động.

- Điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh, diện tích mặt bằng sản xuất của công ty thoải mái sạch sẽ nằm ngày trên trục đường Lê Hồng Phong.

- Công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống xử lý nước thải, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu dân cư gần đó vừa tránh được mùi hôi thối, vi trùng từ nước thải xâm nhập vào sản phẩm, ảnh hưởng đến mùi vị của sản phẩm.

- Bảo hộ lao động và vệ sinh cá nhân: Công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động trong khi làm việc phải rửa tay nước có pha clorin theo tỷ lệ qui định, đảm bảo vô trùng trước khi làm việc nhằm tránh vi trùng bên ngoài xâm nhập vào sản phẩm.

- Máy móc thiết bị, trình độ công nghệ. + Máy móc thiết bị.

Quá trình sản xuất của công ty phần lớn là lao động thủ công, các loại máy móc phục vụ trực tiếp cho sản xuất là rất ít. Chủ yếu là máy trợ lực nhằm hạn chế lao động nặng nhọc cho công nhân như: máy bơm động cơ khuấy đảo xi lô chứa nước mắm đóng chai, máy phun do vậy cần đầu tư thêm qui mô chứa và rót vào mắm chai nhằm tăng tỷ trọng đóng chai.

Nước mắm là sản phẩm truyền thống của nước ta có từ lâu đời đến nay vẫn chưa có sự thay đổi trong qui trình sản xuất. Hiện nay qui trình chế biến nước mắm ở nước ta vẫn còn thủ công, thao tác đơn giản. Qui trình chế biến của công ty là sự kết hợp giữa phương pháp gài nén và đánh quậy.

Hiện nay cải tiến lớn nhất trong qui trình chế biến nước mắm là rút kép nhằm làm tăng hàm lượng đạm trong nước mắm từ 25gN/l lên đến 30-40 gN/l thậm chí là 60g N/l và sử dụng thêm nước phun để tăng độ trong, đồng thời sử dụng thêm nước phun để tăng độ trong, đồng thời sử dụng các máy đơn giản, hạn chế công việc nặng

nhọc nhằm giải phóng cho người công nhân như: Cơ giới hoá công đoạn đánh quậy, sử dụng các xilô chứa nước mắm để đóng chai hạn chế hao hụt, tăng năng suất lao động.

Nhờ cải tiến quy trình sản xuất công ty đã có sản phẩm với chất lượng cao, độ trong thích hợp, sản phẩm của công ty dần dần chiếm được ưu thế trên thị trường

+ Trình độ công nghệ.

Nước mắm là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời, nhưng đến nay vẫn chưa có gì thay đổi lớn trong qui trình sản xuất. Hiện nay, công nghệ chế biến của công ty vẫn còn thủ công, sản xuất theo phương thức cổ truyền kết hợp giữa phương thức cài nén và đánh quậy, trong tương lai nếu có điều kiện mở rộng qui mô, công ty cần chú ý đến trình độ công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chất lượng sản phẩm.

Đối với hoạt động kinh doanh nước mắm thì chất lượng là yếu tố có tính chất quyết định cho việc tiêu thụ sản phẩm truyền thống này. Thông thường khi khách hàng mua nước mắm họ chỉ dựa vào những chỉ tiêu cảm quan như: Màu sắc, mùi vị, độ trong… mà ít chú ý đến các chỉ tiêu hoá học. Nhưng không vì thế mà công ty không quan tâm đến chất lượng, mà công ty vẫn luôn đưa uy tín lên hàng đầu, kiên quyết không vì lợi nhuận mà ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm.

Công ty cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang đã chú trọng đến việc nghiên cứu đề ra những sản phẩm mới có chất lượng hơn. Trong năm 1998 dưới sự giúp đỡ của trường trình phòng chống dối loạn do thiếu Iốt và sự nghiên cứu tìm tòi của công ty. Công ty đã cho ra đời sản phẩm mới là nước mắm Iốt, việc sản xuất thêm nước mắm Iốt đã làm đa dạng hoá các sản phẩm của công ty. Nước mắm Iốt vừa là nhu cầu cần thiết, vừa tiện cho việc tiêu dùng của những người ở vùng sâu, vùng xa, sản phẩm này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh bứu cổ, bệnh đần độn và các loại khác do thiếu Iốt. Qua đó ta thấy công ty luôn có sự quan tâm đến các yêu cầu của khách hàng để cho ra các sản phẩm cao, thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Tình hình tiêu thụ của công ty những năm gần đây khá tốt. Trong đó sản phẩm có chất lượng cao được tiêu thụ khá nhanh đặc biệt là sản phẩm đóng chai.

Sản phẩm của công ty đã nhiều năm liền đạt giải “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2000-2006” hàng năm sau mỗi lần kiểm tra của sở Thuỷ Sản và Chi cục đo lường chất lượng thì sản phẩm của công ty đã và đang cạnh tranh trên thị trường.

- Giá thành sản phẩm.

Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp. Thông qua giá thành sản phẩm nó sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cần thiết và chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao

Phương pháp tính giá thành của công ty.

Phương pháp tính giá thành được công ty áp dụng là phương pháp tính hệ số. Do tính chất sản xuất chỉ sử dụng một loại nguyên liệu nhất định để sản xuất ra một loại mặt hàng duy nhất đó là nước mắm nhưng có nhiều mức chất lượng khác nhau. Đứng ở góc độ quản lý về giá thành ta căn cứ vào độ đạm có trong một lít nước mắm để tính giá thành, công ty tính giá thành sản phẩm khi đã qui đổi tất cả về loại I (15gN/l). Đây chỉ là giá thành mắm lít, giá thành mắm chai sẽ tính thêm chi phí cho chai, nhãn chai, màng co, thùng Carton…

+ Phương pháp tính giá thành mắm lít.

Như vậy giữa nguyên liệu chính là (cá chượp) đưa vào sản xuất để tạo ra thành phẩm và giá thành được tính là độc lập với nhau và chu kỳ sản xuất nước mắm là 6 tháng nhưng tính giá thành thì lại áp dụng theo quí nên việc bỏ chi phí ra và thành phẩm thu lại là không đồng nhất với nhau. Để có thể thấy rõ theo dõi “Bảng 2.13” sau:

Giá thành nước mắm qui loại I = Tổng CPSX - Phế liệu thu hồi Tổng số lít nước mắm qui loại I

Bảng 2.13: Báo cáo sản xuất nước mắm quý IV năm 2006 - TK15411

Quy IV/2006 Năm 2006

Khoản mục chi phí Số lượng Đồng Số lượng Đồng I.Chi phí sản xuất 1. Nguyên vật liệu Cá chượp các loại (kg) 2. Phụ liệu Muối hạt (muối lần 2) Vật tư ém chượp 3.Lương

4.Bảo hiểm xã hội 5.kinh phí công đoàn

6.chi phí sửa chữa thùng, hồ…

7.Khấu hao cơ bản

8.Dụng cụ sản xuất

9.Nguyên liệu, phụ liệu

10.Phân bổ vật rễ mau hỏng 11.Điện 12.Nước 13.Chi phí khác II.Thành phẩm nhập kho 1. Thành phẩm nhập kho - Nước mắm các loại

- Nước mắm quy loại 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 61 - 87)