Sau khi giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường, doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có một cuộc sống hạnh phúc và lâu dài. Mặc dù không ai mong đợi sản phẩm của mình sẽ trường sẽ trường tồn vĩnh cửu trên thị trường, doanh nghiệp nào muốn thu lại được nhiều lợi nhuận để bù đắp những chi phí đã bỏ ra trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm và chi phí tiêu tốn trong giai đoạn đưa sản phẩm vào thị trường. Mặc dù không ai biết trước chu kỳ sống của sản phẩm sẽ như thế nào và sẽ kéo dài bao lâu, các nhà quản trị biết rằng sản phẩm nào cũng sẽ có một chu kỳ thị trường.
1.3.2.1. Giai đoạn giới thiệu.
- Đặc điểm :
+ Khối lượng tiêu thụ tăng chậm, hàng hóa chưa được nhiều người biết đến, khách hàng chưa hiểu biết thêm về hàng hoá, chưa có nhiều đối chứng trong việc tiêu thụ nó.
+ Nhà sản xuất phải bỏ ra những chi phí lớn để hoàn thiện sản phẩm, chi phí quảng cáo lớn.
+ Lợi nhuận tiêu thụ thì hầu như không có vì doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn vào các hoạt động giới thiệu sản phẩm vào thị trường.
- Chiến lược kinh doanh:
+ Doanh nghiệp cần nỗ lực tổ chức một hệ thống tiêu thụ hợp lý ban đầu để đưa sản phẩm đến các kênh phân phối.
+ Hướng mạnh vào những khách hàng có tiềm năng nhất. Song song với việc đó, doanh nghiệp cần soạn thảo một kế hoạch tăng vốn đầu tư đảm bảo tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
+ Định giá tương đối thấp trong điều kiện chất lượng ngang bằng với đối thủ cạnh trạnh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng các khu vực tiêu thụ, tăng nhanh khối lượng bán.
+ Định giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong điều kiện có ưu thế hơn về chất lượng sản phẩm, để lôi cuốn khách hàng về phía mình nhằm mục tiêu mở rộng qui mô tiêu thụ.
1.3.2.2. Giai đoạn phát triển, lớn mạnh. - Đặc điểm:
+ Khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng nhanh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới.
+ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giảm xuống đáng kể và do đó công ty có khả năng thu được lợi nhuận cao.
+ Việc mở rộng khu vực thị trường hay tấn công vào những giai đoạn mới của thị trường hiện tại là tương đối thuận lợi.
- Chiến lược kinh doanh:
+ Thâm nhập vào những khu vực thị trường mới hay những giai đoạn mới của thị trường đã có, nắm vứng hệ thống kênh phân phối.
+ Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Chú ý đến các biện pháp kích thích tiêu thụ như gửi mẫu hàng, tặng phẩm, triển lãm, hội chợ, giới thiệu tờ rơi…
+ Giá cả sản phẩm có thể vẫn giữ nguyên hoặc giảm một chút nếu như lợi nhuận do tăng quy mô tiêu thụ và giảm chi phí khác.
+ Nỗ lực của doanh nghiệp ở giai đoạn này là: Cố gắng giảm tối đa chi phí sản xuất. Mặt khác doanh nghiệp cố gắng cải tiến sản phẩm bằng cách thay đổi nhãn hiệu, bao gói và cố gắng cải tiến sản phẩm bằng cách thay đổi nhãn hiệu, mẫu mã và khẳng định được uy tín của mình với khách hàng.
1.3.2.3. Giai đoạn trưởng thành. - Đặc điểm.
+ Tốc độ phát triển bắt đầu chững lại vì sản phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm năng chấp nhận.
+ Lợi nhuận giảm sút vì phải tiêu tốn ngày càng nhiều vào các hoạt động Marketing để bảo vệ thị trường vì lúc này có nhiều sản phẩm cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh.
+ Cách tân thị trường: Tăng sức tiêu thụ sản phẩm hiện có, tìm kiếm những khách hàng mới và những khúc tuyến thị trường mới đồng thời tìm cách kích thích việc gia tăng sử dụng trong những khách hàng cũ.
+ Cách tân sản phẩm: Chiến lược tăng cường chất lượng, đặc trưng, kiểu dáng để nhằm nâng cao hiệu năng, tăng thêm những đặc trưng mới và sự hấp dẫn về mặt mỹ học cho sản phẩm.
1.3.2.4. Giai đoạn suy thoái.
- Đặc điểm:
Doanh số bán và lợi nhuận bắt đầu tụt dần, doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới vào để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường. Chiến lược kinh doanh:
+ Phải thường xuyên chú ý kiểm tra hệ thống tiêu thụ giảm mạnh phải lập tức đặt vấn đề đình chỉ sản xuất.
+ Tìm ngay biện pháp khắc phục tình trạng này theo hai hướng:
“Tung ngay” những sản phẩm mới vào thị trường để chặn đứng tình trạng suy thoái.
Cải tiến tình hình nhằm tiếp tục thu lợi nhuận ngay cả ở giai đoạn này, thậm chí làm sống lại sản phẩm bằng một chu kỳ mới, tăng cường công tác quảng cáo và cải tiến phương thức phân phối tiêu thụ sản phẩm, giảm giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn.
Tuy nhiên không phải bất cứ một sản phẩm nào cũng trải qua ba giai đoạn trên mà có những sản phẩm đã phải “Rút lui” khỏi thị trường ngay ở giai đoạn giới
thiệu và do việc giới thiệu triển khai làm không tốt hay bản thân sản phẩm không có sức chinh phục khách hàng. Hoặc có những sản phẩm không đặt ra vấn đề chu kỳ sống: Sản phẩm thiết yếu như gạo, muối…
Việc nghiên cứu các dạng khác nhau của chu kỳ sống sẽ giúp cho công ty đưa vào sản xuất hàng loạt và cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới có thể tìm thấy những “Khả năng tương tự” khi đối chiếu sản phẩm của công ty mình với dạng mẫu của chu kỳ sống được nghiên cứu trong từng dạng sản phẩm. Khi đó công ty cần phải phân tích và cân nhắc một cách thận trọng vì trong quá trình thực hiện không có một sản phẩm nào mà chu kỳ sống của nó lặp lại hoàn toàn như dạng mẫu.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu các dạng khác nhau của chu kỳ sống giúp cho công ty vạch ra những khuynh hướng cơ bản cho sự phát triển sản phẩm.