3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước
3.2.7. Tiến hành liên minh, liên kết với nhau để tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoà
doanh nghiệp nước ngoài
Trước cuộc đua ngày càng quyết liệt trên TTBL Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam sẽ găp rất nhiều thách thức. Để có thể đứng vững phải thực hiện liên kết theo chiều dọc và chiều ngang.
- Liên kết theo chiều ngang: Là liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, trực tiếp cạnh tranh với nhau và chia sẻ cùng dòng sản phẩm trên thị trường, cụ thể trong ngành bán lẻ là liên kết giữa các nhà bán lẻ cũng kinh doanh trên một thị trường cụ thể.
- Liên kết theo chiều dọc: Là liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Liên kết trong chiều dọc có thể là giữa một hay nhiều nhà bán lẻ với các công ty trong lĩnh vực vận tải, kho bãi.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm kiếm cơ hội liên kết với nhau để xây dựng những tổ chức vững mạnh có tính cạnh tranh cao. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào thị trường mục tiêu, quy mô doanh nghiệp và chiến lược phát triển trong tương lai có thể lựa chọn cho mình con đường liên kết phù hợp.
KẾT LUẬN
Sau 5 năm chính thức gia nhập WTO, ngành bán lẻ Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng sôi động và chuyên nghiệp hơn với sự tham gia của cả doanh nghiệp bán lẻ nội địa và doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Các loại hình bán lẻ mở rộng theo hướng hiện đại từ các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại cho đến hình thức bán lẻ thông qua thương mại điện tử, Home Shopping…Mở cửa thị trường cũng tạo ra những động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục những điểm yếu về tài chính, hậu cần, tính chuyên nghiệp, nguồn nhân lực và công nghệ. Áp lực sẽ không chỉ đối với doanh nghiệp bán lẻ mà ngay cả các nhà sản xuất nội địa cũng đang đứng trước những thử thách và yêu cầu đổi mới. Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự đa dạng về hàng hóa, dịch vụ đến những chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Về tổng thể, các doanh nghiệp Việt Nam phần nào đã xác lập được vị trí của mình trong hệ thống phân phối và bán lẻ hiện đại . Tuy nhiên, 5 năm gia nhập WTO mới chỉ là chặng đường khởi đầu, trong tương lai không xa, còn rất nhiều tập đoàn phân phối, bán lẻ Việt Nam đang nhắm tới thị trường mục tiêu là Việt Nam. Bởi vậy, vấn đề là phải tạo được sự liên kết chặc chẽ hơn nữa giữa các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa các vùng miền để tạo nên sức mạnh tổng thể trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO.