Đối với doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 46 - 47)

2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Sự cạnh tranh từ phía nhà phân phối nước ngoài cũng khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải tự làm mới mình và hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Trước tiên, khi mở cửa thị trường, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối của các doanh nghiệp nội địa sẽ ngày một tăng. Các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài có lợi thế hơn hẳn về kinh nghiệm kinh doanh cũng như quản lý. Điều này được thể hiện rõ ở kết quả triển khai các hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp của các doanh nghiệp này ở Việt Nam trong thời gian qua. Yếu tố dẫn đến thành công của Diamond Plaza chính là sự chia sẻ lợi ích giữa những người thuê mặt bằng bán hàng và chủ cho thuê. Khoảng 70% quầy hàng tại đây chia một phần doanh thu có được cho nhà quản lý. Đổi lại họ sẽ được hưởng lợi từ những chương trình khuyến mại, những sự kiện lôi kéo khách hàng, nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, thay đổi cách bài trí cho hấp dẫn từ nhà quản lý. Có lẽ chính vì thế mà doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hiện chiếm ưu thế trước các doanh nghiệp nội địa. Trung bình doanh thu của các siêu thị lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 200 tỉ/năm, trong khi doanh thu

TTBL Việt Nam chính là cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam .

Một thuận lợi nữa là các sản phẩm, dịch vụ được đưa lên bàn cân một cách bình đẳng, là dịp cho các doanh nghiệp nội địa nhìn lại chính mình để hoàn thiện và phát triển vươn lên. Áp lực từ việc cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã phần nào tạo nên động lực phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w