Một số thuận lợi khác

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 52 - 56)

3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1.Thuận lợ

3.1.4.Một số thuận lợi khác

• Hệ thống chợ trên toàn quốc tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các địa phương. Ngân sách Nhà nước đã dành 240 tỷ đầu tư hỗ trợ phát triển hệ thống chợ trên 40 tỉnh thành phố. Ngoài ra, rất nhiều chính sách hỗ trợ, chính sách nhằm huy động nguồn lực địa phương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thay đổi cơ chế quản lý chợ…cũng được các địa phương lưu tâm.

của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) là một ví dụ điển hình. Nhiều tổng công ty như: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội…đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con để tăng tính năng động, linh hoạt của các công ty thành viên.

• Đã bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng các phương thức hoạt động bán lẻ tiên tiến: thiết lập hệ thống phân phối từ nhà sản xuất, có chương trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phân phối hàng hóa.

• Các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã bắt đầu quan tâm, tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

• Chính phủ đã xây dựng và phổ biến rộng rãi “Đề án phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”. Việc phổ biến rộng rãi đề án này, một mặt nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO đối với thương mại nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Mặt khác, nó tác động tới cộng đồng các doanh nghiệp, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư, liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ.

• Do thị trường bán lẻ trong nước có nhiều tiềm năng phát triển nên nguồn cung mặt bằng bán lẻ liên tục tăng trong những năm gần đây.

3.2. Khó khăn

Trong năm 2011, TTBL Việt Nam dù được đánh giá là phát triển ổn định và đầy hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài nhưng qua thực tế vận hành vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém.

• Là thị trường với 87 triệu dân nhưng thu nhập đầu người mới ở mức trung bình thấp (1.000 USD), tốc độ phát triển nhanh nhưng quy mô thị trường vẫn nhỏ nên thị trường bán lẻ Việt Nam dễ bị tác động của thị trường thế giới. • Tác động rõ nhất, mạnh nhất là giá cả hàng hóa dịch vụ thông qua hoạt động

xuất nhập khẩu đã làm giá biến động mạnh kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Hơn nữa, chất lượng, giá cả hàng hóa khó kiểm soát, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng làm bức xúc dư luận; gian lận, sản xuất hàng giả, hàng nhái năm 2011 tăng hơn những năm trước đây.

• Bên cạnh đó, theo bảng xếp hạng phát triển bán lẻ toàn cầu của A.T. Kearney's, năm 2011, Việt Nam nằm ở vị trí 23 trong bảng xếp hạng. Như vậy từ vị trí số 1 năm 2008, thị trường bán lẻ Việt Nam đã liên tục bị tụt hạng về sự phát triển cũng như sức hấp dẫn so với các thị trường bán lẻ mới nổi khác. Hiện thị trường bán lẻ Việt Nam đang có một số lực cản như: giá thuê mặt bằng còn cao (khoảng 94 USD/m2 tại khu trung tâm và 48 USD/m2 tại khu ngoài trung tâm), hạ tầng không thuận lợi cũng như hệ thống phân phối kém phát triển.

Bảng 1:Tổng hợp xếp hạng GRDI của Việt Nam năm 2007-2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Xếp hạng 4 1 6 14 23

( Nguồn : Internet)

• Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế ảm đạm, người tiêu dùng có xu hướng chắt chặt chi tiêu. Các nhà bán lẻ cũng không muốn mở rộng, mà chỉ củng cố diện tích bán lẻ hiện tại, khiến cho cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp mặt bằng bán lẻ đang diễn ra gay gắt. Để mặt bằng bán lẻ không bị

tâm bán lẻ như Vincom Long Biên đã phải miễn phí thuê cho khách trong năm đầu tiên, cộng với nhiều ưu đãi khác.

• Nhân lực bán lẻ thiếu chuyên nghiệp: một trong những điểm yếu của nhân lực bán lẻ là sự thiếu chuyên nghiệp trong làm việc thể hiện ở 3 cấp độ, sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Hơn 50% nhân lực bán lẻ chưa được đào tạo, tâm lý bán hàng còn mang nặng tính ban phát, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Ở bậc sơ cấp, đội ngũ bán hàng thiếu tính ổn định. Lao động vẫn coi bán hàng là một công việc không lâu dài chính bởi mức lương chưa hấp dẫn. Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam lại gặp khó khăn trong việc tuyển, giữ nhân viên quản lý trung – cao cấp vì nguồn cung hạn hẹp mức lương không thể cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

• Các nhà sản xuất trong nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn cao của các nhà bán lẻ nước ngoài.

• Quản lý nhà nước với hệ thống bán lẻ hiện đại còn lỏng lẻo. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại đã được ban hành song còn nhiều hạn chế, tính thực thi chưa cao.

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 52 - 56)