2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
2.2.1.1. Đối với người tiêu dùng
Khi thị trường bán lẻ được mở cửa, người tiêu dùng Việt Nam chính là người hưởng lợi nhiều nhất. Họ sẽ được tiêu dùng nhiều loại hàng hóa với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá rẻ hơn và được hưởng các dịch vụ tiện ích, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn. Những lợi ích đó không chỉ được đem lại bởi các nhà đầu tư nước ngoài mà còn từ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa vì muốn cạnh tranh và tồn tại nên không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ.
• Giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua của ngành bán lẻ. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam đã và đang hình thành thói quen đi siêu thị mua sắm thay cho việc đi chợ. Vì các siêu thị thường có giá cả ổn định, được nhà nước trợ giá, khi đi mua khách hàng có thể lựa chọn, so sánh giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Để giảm gánh nặng về giá cho người tiêu dùng cũng như để thu hút khách hàng, các siêu thị đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tăng giá hàng hóa, tập trung vào thương lượng với nhà cung cấp, tăng dự trữ hàng giá rẻ và áp dụng nhiều hình thức khuyến mại.
Cụ thể Saigon Co.op, Big C và nhiều siêu thị lớn khác đều từ chối các đề xuất điều chỉnh giá từ nhà cung cấp thậm chí không chấp nhận thông báo tăng giá không hợp lý từ phía nhà cung ứng, nếu không đàm phán được hệ thống sẽ ngừng lấy hàng từ nhà cung ứng đó và đi tìm nguồn hàng khác với mức giá tốt hơn. Hệ thống siêu thị Big C cũng áp dụng những biện pháp tương tự, nếu nhà cung ứng tăng giá thì phải thông báo trước một tháng để siêu thị có thể điều chỉnh. Nếu giá mà nhà cung cấp đề xuất 1uá cao một cách không chính đáng thì siêu thị có thể hủy bỏ đơn đặt hàng, tìm nhà cung ứng mới hoặc là mặt hàng thay thế có giá cạnh tranh hơn. Ngoài ra, siêu thị này còn có chính sách mở đối với việc đưa hàng vào bán, nhằm đa dạng hóa các mặt hàng trong cùng chủng loại để tạo ra nhiều sự lựa chọn khác nhau và giảm sự phụ thuộc vào một vài nhà cung ứng lớn. Phân phối là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, chi phí trong khâu phân phối sẽ được
phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và làm giảm giá bán cuối cùng. Với tiềm lực tài chính dồi dào, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế trong việc giảm giá hàng hóa bằng cách thu mua tận gốc, bán tận ngọn cùng những cách thức tổ chức, quy hoạch vùng chuyên canh thực phẩm và hàng hóa cho toàn bộ hệ thống đã giúp các tập đoàn này tiết kiệm được chi phí trung gian và chủ động kiểm soát chất lượng hàng hóa. Bên cạnh Big C, ngay từ khi mở cửa hoạt động, hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry đã thu hút khách hàng bằng chiến lược giá. Metro thường cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn so với mức giá bình quân của các siêu thị khác trong nước khoảng 10-15%, chỉ bằng giá bán buôn ở các chợ đầu mối bán buôn lớn như Đồng Xuân (Hà Nội), Bến Thành (TP Hồ Chí Minh).
Việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, buộc các doanh nghiệp này phải tính toán và có chiến lược lâu dài để giảm giá hàng hóa, giữ chân khách hàng.
• Về số lượng hàng hóa
Cùng với sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập Việt Nam là sự kéo theo rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng vượt trội. Đây cũng là một ưu thế cạnh trang đáng kể của các doanh nghiệp nước ngoài đối với các doanh nghiệp phân phối trong nước. Riêng Zen Plaza đã có tới 240 nhãn hiệu thời trang trong và ngoài nước, và tính trung bình một siêu thị trong hệ thống của Metro thường xuyên cung cấp khoảng 15.000 mặt hàng các loại.
Ngoài ra, một xu hướng đang diễn ra trong hệ thống bán lẻ Việt Nam đó là chuyên môn hóa mặt hàng bán lẻ, tiêu biểu là loại hình siêu thị chuyên doanh một nhóm hàng nhất định như đồ điện tử, điện thoại di động, mỹ phẩm. thời trang… Khi đến với các siêu thị theo loại hình chuyên doanh này, khách hàng sẽ được lựa chọn sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất khác nhau với chất lượng đảm bảo, tiện lợi hơn so với phải đến từng cửa hàng riêng lẻ để so sánh giá cả và chất lượng. Các doanh nghiệp tiêu biểu và đang dẫn đầu về thị phần trong lĩnh vực này có thể kể đến như: siêu thị điện máy Pico, Best Carings, Thế giới di động, Nguyễn Kim với mặt hàng điện tử điện máy, các siêu thị, trung tâm thương mại chuyên về thời trang như Diamond Plaza, Zen Plaza, Ruby Plaza, Vinatex Mart; các siêu thị, trung tâm thương mại về nội thất lớn như Melinh Plaza, Phố Xinh, Nhà đẹp, An Dương Home
triển một cách mạnh mẽ và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
• Chất lượng hàng hóa
Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ chú ý vào chiến lược giá mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chiến lược chất lượng sản phẩm. Tiêu biểu như hệ thống siêu thì Metro Cash & Carry đã liên kết với thiết lập được mối liên kết chặt chẽ với khoảng hơn 1.000 nhà cung ứng hàng hóa và khoảng 15.000 hộ nông dân, 15 lò mổ gia súc ở Việt Nam. Công tác quản lý chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Metro phối hợp với Sở y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua quy trình công nghệ sạch với các nhà cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn Metro dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam. Do vậy khách hàng có thể yên tâm về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua hàng tại Metro. Không chỉ đảm bảo chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp nước ngoài còn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam cơ hội được tiếp cận với những thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thế giới.
• Về các dịch vụ mua hàng và sau mua hàng
Theo một kết quả điều tra của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng vào cuối năm 2006, hầu hết người tiêu dùng không hài lòng với thái độ của người bán hàng cũng như các dịch vụ hậu mãi của siêu thị, cửa hàng. Đó là thời điểm khi TTBL Việt Nam chưa mở cửa. Nhưng sau khi TTBL Việt Nam có sự tham gia của các nhà bán lẻ nước ngoài, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đã có sự cải thiện đáng kể. Tại siêu thị Lotte Mart thuộc tập đoàn Lotte Hàn Quốc, ở mỗi chân cầu thang cuốn hay tại các quầy hàng thực phẩm luôn có nhân viên cúi đầu chào lịch sự, hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm, phụ đẩy xe hàng cho người già và phụ nữ có con nhỏ.
Còn tại Metro, dịch vụ hậu mãi rất được chú trọng. Metro phát hành phiếu trả hàng cho tất cả hàng hóa trả lại trong tình trạng còn tốt trong vòng 3 ngày và kèm theo hóa đơn. Đối với mặt hàng điện tử, Metro bảo lưu thực trạng hàng hóa để chứng minh khiếu nại của khách hàng trước khi đổi hàng cho khách.
Ngoài ra các doanh nghiệp này cũng mang đến cho khách hàng các dịch vụ giá trị gia tăng. Các trung tâm thương mại được xây dựng theo hình thức kết hợp
vụ khách hàng. Ví dụ như Lotte Mart với điểm nổi bật là khu trung tâm thương mại phức hợp, bao gồm dịch vụ mua sắm và giải trí với rạp chiếu phim hiện đại, khu bowling, khu vui chơi trẻ em, thẩm mỹ viện, dịch vụ du lịch, ngân hàng.
Không chỉ các siêu thị mà các cửa hàng kinh doanh tiện ích cũng cố gắng tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Ngoài việc lựa chọn địa điểm kinh doanh gần khu dân cư, giờ mở cửa kéo dài, nhiều nơi còn áp dụng dịch vụ giá trị gia tăng, ví dụ như G7 Mart của công ty Trung Nguyên với các dịch vụ “Thẻ tiện lợi”, “dịch vụ thanh toán tiện lợi” dành cho khách hàng không có thời gian cho những việc như thành toán tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, Internet.
Như vậy, các tập đoàn nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam đã mang phương thức cạnh tranh không chỉ về giá cả, chất lượng mà cả về dịch vụ, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, và được người tiêu dùng ủng hộ. Tuy nhiên đây lại là một thử thách đặt ra cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cạnh tranh này.