Đối với nhà cung cấp và nhà sản xuất

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 47 - 48)

2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

2.2.1.3. Đối với nhà cung cấp và nhà sản xuất

Các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước đang không ngừng mở rộng và cải thiện mạng lưới phân phối của mình. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp lựa chọn kênh phân phối phù hợp và tốt nhất để đưa hàng hóa của mình ra thị trường. Không những thế, thông qua kênh phân phối của tập đoàn bán lẻ nước ngoài, sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước sẽ có cơ hội được thị trường thế giới biết đến, cơ hội xuất khẩu cao. Ví dụ, Metro là một doanh nghiệp có công lớn trong việc đưa hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế. Metro đã thành lập Văn phòng thu mua xuất khẩu Metro (MGB – Metro Group Buying) tại Việt nam để đóng gói xuất khẩu. Mặt hàng mà Metro chú trọng xuất khẩu chủ yếu là nông sản và thủy sản. Thị trường xuất khẩu của Metro ban đầu là Đức và sau đó là các nước có hệ thống Metro Cash & Carry.

Các nhà bán lẻ nước ngoài với phương thức bán hàng chuyên nghiệp, kỹ thuật hiện đại cùng các doanh nghiệp bán lẻ nội địa am hiểu thị trường trong nước sẽ là những kênh thông tin hữu hiệu nhất cho nhà sản xuất. Tư vấn cho nhà sản xuất nên sản xuất cái gì được ưa chuộng, mẫu mã, giá cả thế nào. Ngoài ra để đáp ứng khách hàng, các tập đoàn bán lẻ lớn sẵn sàng hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, con giống, nguyên vật liệu cho nhà sản xuất. Trong sự liên kết này ta thấy nông dân là người được lợi nhiều nhất. Ví dụ, Metro mua trực tiếp hàng rau quả, nông sản từ người nông dân vì thế nông dân không bị ép giá, Metro có được sản phẩm tốt nhất. Metro còn chủ trương tổ chức chương trình D.E.G nhằm giúp họ trở thành người vừa sản xuất vừa tự tin hơn với tư cách một thương gia để bán sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho mình. Theo Metro, tiềm năng của nông dân Việt Nam là rất lớn, vấn đề cần lưu tâm là bao bì, chất lượng, vận chuyển lưu thông hàng hóa.

Mở cửa thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam chịu nhiều tác động bởi dòng vốn nước ngoài đổ vào các khu vực thương mại, phân phối tăng lên; chính sách thương mại, và đầu tư cởi mở sẽ tạo sự cạnh tranh quyết liệt trong việc giành thị trường tiêu thụ và người tiêu dùng; sẽ có sự chuyển đổi trong hệ thống thu mua; sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của kênh phân phối hiện đại… sức ép cạnh tranh ngày càng lớn sẽ giúp hình thành TTBL quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w