ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1 Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại mở rộng, chiếm ưu thế, hệ thống

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 57 - 58)

2.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại mở rộng, chiếm ưu thế, hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống thu hẹp

Theo nhận định của các chuyên gia, mô hình bán lẻ Việt Nam sẽ theo xu hướng chung của khu vực và thế giới. Kênh phân phối hiện đại sẽ thay dần các loại hình chợ truyền thống, quy mô doanh nghiệp bán lẻ ngày càng lớn, xu hướng liên kết các doanh nghiệp thành một chuỗi liên doanh phát triển mạnh. Các hệ thống bán lẻ truyền thống sẽ dần được thu hẹp theo hướng chuyển đổi thành các loại hình bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị.

Ngoài ra, các loại hình bán lẻ hiện đại được mở rộng đến các tỉnh thành nhỏ lẻ, thậm chí cả nông thôn. Mặc dù ở những khu vực này sức mua còn hạn chế, cơ sở hạ tầng nghèo nhưng với thực tế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì hình thức phân phối này sẽ đầy tiềm năng phát triển trong tương lai.

2.2. Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ

Trong tình hình giá thuê mặt bằng ở Việt Nam liên tục tăng và nguồn cung còn hạn chế, việc bán hàng qua mạng giúp doanh nghiệp bán lẻ không phải chú ý nhiều đến việc thuê mặt bằng trưng bày hàng hóa. Chi phí thuê cửa hàng có thể tiết kiệm đáng kể.

Thứ hai thương mại điện tử có thể giúp các nhà bán lẻ tiếp cận với nguồn khách hàng lớn hơn, địa bàn hoạt động mở rộng, không chỉ giới hạn ở một khu vực nhất định như bán hàng trực tiếp. Thậm chí còn có thể vươn tới thị trường ngoài quốc gia mình với chi phí thấp nhất. Ngoài ra thời gian hoạt động cho việc bán hàng linh hoạt hơn rất nhiều.

2.3. Nhượng quyền thương mại trên TTBL ngày càng phổ biến

Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại đã phát triển nhanh chóng với sự hiện diện của một số thương hiệu nước ngoài tham gia thị trường trong nước. Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới cho biết, tính đến năm 2011, có hơn 120 thương hiệu nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Đã có không ít những thương hiệu lớn trên thế giới như: KFC, Loteria, BBQ…thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Hình thức kinh doanh này giúp doanh

phí, vốn đầu tư cho việc nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng vì phần lớn được hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu.

2.4. Xu hướng M&A ngày một gia tăng

Lĩnh vực phân phối và bán lẻ sẽ có nhiều giao dịch M&A nhất, bởi nếu xét về khía cạnh pháp lý, thì bán lẻ vẫn là lĩnh vực khó xin được cấp phép đầu tư, nhưng lại khá hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp phân phối trong nước đều có sẵn một hệ thống phân phối khá tốt, nên càng hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất hoặc gia công cũng có thể sẽ có nhiều giao dịch M&A.

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w