Các loại hình kinh doanh bán lẻ phong phú, đa dạng

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 27 - 29)

1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

1.2.Các loại hình kinh doanh bán lẻ phong phú, đa dạng

TTBL Việt Nam nhìn chung là thị trường phân tán và quy mô còn khá khiêm tốn nếu xét trên quy mô dân số. Chợ và các cửa hàng gia đình vẫn chi phối cả thị trường. Đặc biệt ở khu vực nông thôn nơi có 70% dân số việt nam đang sinh sống, hệ thống bán lẻ truyền thống chiếm vị trí gần như áp đảo.

Đến cuối năm 2011, cả nước có 638 siêu thị tại 59/63 tỉnh, thành phố, tăng 12,52% so với năm 20102 và 117 trung tâm thương mại tại 32/63 tỉnh, thành phố (tăng 23,15% so với năm 2010). Số lượng siêu thị thành lập mới 5 năm sau khi gia nhập WTO (2007- 2011) so với giai đoạn 2002- 2006 tăng hơn 20% (303/251 siêu thị). Số trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72% (62/36). Ngoài ra, còn có hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi (theo mô hình hiện đại của các nước tiên tiến) phân bố rộng khắp cả nước. Thị trường nội địa phát triển đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh tế, xã hội. Ước tính chung, thị phần các loại hình bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ, gấp đôi thời điểm trước khi gia nhập.

Thông qua đầu tư trực tiếp, góp vốn liên doanh, nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ để trở thành hệ thống có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển. Một số nhà bán lẻ đã tổ chức được mô hình bán hàng theo chuỗi với số lượng cửa hàng tăng lên hàng năm, như Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) với gần 60 siêu thị mang thương hiệu Co.opMart và 30 cửa hàng Co.opFood; Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với 3 trung tâm thương mại, hơn 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích HaproMart, 36 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex với 14 siêu thị và 1 trung tâm thương mại…

1.3.Các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, chưa có nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tham gia vào TTBL Việt Nam, tiêu biểu là tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức, tập đoàn Bourbon của Pháp (Big C) và tập đoàn Lion của Malaysia(Parkson). Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng có nhiều các tập đoàn phân phối nước ngoài tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam như tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), Dairy Farm (Singapore)... Họ đã nhanh chóng tạo ra những thay đổi góp phần hình thành nên một thị trường thương mại, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ phân phối nội địa Việt Nam phong phú, đa dạng và có tính cạnh tranh cao. Đối với các doanh nghiệp đã gia nhập vào thị trường bán lẻ trước

sở doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Ta có thể kể đến hệ thống Metro Cash & Cary mở thêm 10 trong tổng số 17 trung tâm đang hoạt động, hệ thống siêu thị Big C mở thêm 13 trong số 18 đại siêu thị Big C, Parkson mở thêm 7 trung tâm mua sắm.

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 27 - 29)