2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
2.1. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 1 Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam
2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1/1995. Trải qua 11 năm đàm phán về Minh bạch hóa các chính sách thương mại, đến ngày 26/10/2006, Việt Nam đã kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng. Tổng cộng, Việt Nam đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7/1998 đến tháng 10/2006. Trong đó có thể kể đến hai mốc quan trọng là:
- Tháng 10/2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU – đối tác lớn nhất
- Tháng 5/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
Ngày 07/11-2006, tại Geneva (Thụy Sỹ), Phiên họp của Đại hội đồng WTO kết thúc với sự đồng thuận của 149 thành viên về việc gia nhập của Việt Nam. Chủ tịch ban công tác Eirik Glennen thông qua toàn bộ hồ sơ, mở đường đưa Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu. Lễ ký kết nghị định thư gia nhập của Việt Nam cũng được tổ chức cùng ngày với sự có mặt của Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy.
Tiếp đó, ngày 29/11/2006, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.
Ngày 11/12/2006, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã gửi đến Ban thư ký WTO thư thông báo Việt Nam hoàn thành thủ tục phê chuẩn Nghị định thư gia nhập.
Đến ngày 11/01/2007, Việt Nam bắt đầu hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ và cam kết gia nhập WTO.
Trở thành thành viên WTO, Việt Nam phải tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập thỏa thuận WTO về lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành và khoảng 110 phân ngành. 11
- Dịch vụ kinh doanh - Dịch vụ thông tin - Dịch vụ xây dựng - Dịch vụ phân phối - Dịch vụ giáo dục - Dịch vụ môi trường - Dịch vụ tài chính - Dịch vụ y tế - Dịch vụ du lịch
- Dịch vụ văn hóa giải trí - Dịch vụ vận tải
2.1.2.Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối
2.1.2.1.Đối với dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ
Về cung cấp qua biên giới: chưa cam kết, ngoại trừ không hạn chế đối với: - Phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
- Phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
Về Tiêu dùng ở nước ngoài: Không hạn chế.
Về Hiện diện thương mại: Không hạn chế, ngoại trừ:
Phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế.
Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón.
Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy.
và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
Quan trọng nhất, Việt Nam hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
Về Hiện diện của thể nhân: Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.