Sự thay đổi trong xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 50 - 51)

3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1.Thuận lợ

3.1.1. Sự thay đổi trong xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam

địa. Các nhà sản xuất nội địa phải phụ thuộc vào nhà phân phối nước ngoài để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM3.1.Thuận lợi 3.1.Thuận lợi

3.1.1. Sự thay đổi trong xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam Nam

Trước hết Việt Nam có dân số đông và trẻ, bởi vậy dang diễn ra sự thay đổi rõ rệt trong xu hướng tiêu dùng của người dân.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2011 dân số Việt Nam ước đạt 87,84 triệu người. Đây thực sự là một thị trường có quy mô lớn và là yếu tố thu hút nhà bán lẻ nước ngoài.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Nếu năm 1986, tỉ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người). Bởi vậy, cơ cấu tiêu dùng chắc chắn sẽ có sự chuyển dịch đáng kể. Đặc biệt dân số sống ở nông thôn, khu vực được cho là có tiềm năng nhưng hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong tương lại gần có thể sẽ tạo ra sức mua tăng đột biến nến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tập trung về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát huy hiệu quả.

Yếu tố quan trọng hơn cả là Việt Nam thuộc nhóm dân số trẻ. Tại buổi họp báo công bố Báo cáo “Tình trạng Dân số Thế giới năm 2011”, Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đánh giá, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số

vàng với nhóm dân số trẻ nhất trong lịch sử của đất nước: nhóm dân số từ 10-24 tuổi chiếm gần 1/3 dân số cả nước.

Tiếp theo là xu hướng gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam.Theo Tổng cục thống kê thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 đạt 1.300 USD, số người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu ở Việt Nam với mức thu nhập 250-435USD/tháng và hơn 435 USD/tháng đang tăng lên. Ngoài ra tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của Việt Nam cũng thuộc loại cao nhất Đông Nam Á. Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên tiềm năng tiêu dùng trong nước vẫn chưa được khai thác hết. Điều tra cho thấy, độ tuổi làm ra thu nhập từ 22-55 tuổi chiếm 70.29% dân số trong khi đó tầng lớp chi tiêu chủ yếu nằm khoảng tuổi 22-35% mới chỉ chiếm 40%. Một yếu tố làm gia tăng mạnh mẽ tiêu dùng trong nước chính là mức độ tăng trưởng kinh tế cao của nền kinh tế. Một nghiên cứu gần đây của Colliers tại khu vực Hà Nội cho thấy, phái nữ chiếm 70% lượng người đi mua sắm trong độ tuổi từ 17 - 45 và trung bình họ chi tiêu khoảng 200 USD cho mỗi lần đi mua sắm. Các mặt hàng mà nhóm khách hàng này mua sắm chủ yếu là giày dép, nước hoa, thời trang và giải trí. Đặc biệt, nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 26 - 35 có nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao, có xu hướng mua sắm tại các trung tâm thương mại. Trong khi nhóm khách hàng trên 46 tuổi có khả năng chi trả cao, đặc biệt chi trả cho việc mua sắm những mặt hàng cao cấp, chi tiêu mỗi lần đi mua sắm lên đến 2.500 USD.

Một phần của tài liệu thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w