6. Kết cấu luận văn
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỆT MAY CHÂU GIANG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH DỆT MAY CHÂU GIANG Loại hình hoạt động: Công ty TNHH từ 2 TV trở lên
Mã số thuế: 0700189350
Địa chỉ: xóm 7, Xã Hòa Hậu, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam Ngày cấp giấy phép: 11.09.2000
Qui mô vốn: 98.500.000.000 đồng
Tổng số lao động: 80 công nhân viên chính thức, ngoài ra hàng trăm công nhân làm thời vụ và các hợp đồng gia công thuê ngoài.
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn dệt may Châu Giang đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là 0700189350 kể từ ngày 11.09.2000 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 01.01.2001. Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, công ty đã thiết lập được mạng lưới kinh doanh, khách hàng, trên thị trường khắp các tỉnh trong cả nước.
Khi mới thành lập, số nhân viên ít ỏi cùng với quy mô nhỏ nên công ty đã phải đương đầu với nhiều thách thức. Thêm vào đó, thời kỳ này đất nước mới bắt đầu hội nhập, thị trường còn khá non trẻ và các sản phẩm dệt may; vật tư ngành dệt được coi là nhóm hàng đòi hỏi kỹ thuật và và thời kỳ này giá sản phẩm giảm liên tục. Tuy nhiên, ở thời điểm đó thị trường còn ít sự cạnh tranh, là là một trong những nghành trọng điểm của đất nước, đây cũng là thuận lợi đối với công ty.
Hiện nay với số vốn kinh doanh từng bước được tăng lên, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, công nhân có tay nghề. Nên lợi nhuận của công ty ngày càng cao, đóng góp vào ngân sách của tỉnh nhà tăng dần, cùng với đó thu nhập của người lao động trong công ty cũng được nâng cao.
Qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực dệt may, công ty đã được thị trường, và rất nhiều các cơ quan, công ty, đơn vị tín nhiệm, điều đó thể hiện qua các dự án, hợp đồng mà công ty đã ký và thực hiện. Ngoài các hợp đồng với các công ty đối tác trong và ngoài nước, công ty còn có nhiều hợp đồng cung cấp đồng phục cho các cơ quan, trường học. Công ty đã có quan hệ với hàng nghìn khách hàng và luôn để lại cho khách hàng niềm tin tưởng, sự uy tín ở khả năng chuyên môn, kỹ thuật, hàng chất lượng cao.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ nghành nghề sản xuất kinh doanh
Chức năng của nghành sản xuất kinh doanh dệt may: Công ty sản xuất mặt hàng dệt may là một mặt hàng truyền thống, thiết yếu. Sản phẩm của công ty không chỉ đơn thuần được biết đến là quần áo mà còn rất nhiều sản phẩm khác như lều, rèm, găng chân tay, đồ bảo hộ lao động và các phụ kiện nghành dệt may,….Là một nghành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên
rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có quy trình lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ. Hơn nữa, nghành dệt may phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu nguồn xơ, sợi, công nghệ còn lạc hậu so với thế giới. Nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hàng hóa của công ty được bán rộng khắp thị trường trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài vì thế đòi hỏi rất cao về mặt chất lượng. Công ty luôn tạo cho mình tính chủ động với dây chuyền sản xuất hiện đại, luôn đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng.
- Sức tiêu tiêu thụ của thị trường ngày càng tăng trưởng mạnh đối với hàng dệt may và là cơ hội cho doanh nghiệp nghành dệt may phát triển. Vì thế nghành dệt may Việt Nam nói chung và công ty TNHH dệt may Châu Giang nói riêng là làm thế nào để bứt phá ngày càng thành công. Để có tên tuổi trên thị trường ngày càng lớn mạnh, doanh nghiệp phải nỗ lực rất lớn, tạo dựng được uy tín, thương hiệu mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: Từ những chức năng trên đặt ra những nhiệm vụ cần thiết cho nghành dệt may và công ty: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng tiến đọ, đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn hàng với chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Đưa tiếng tăm của công ty ngày một đi xa hơn trên thị trường trong và ngoài nước, tạo niềm tin cho khách hàng, không ngừng củng cố và phát huy uy tín của công ty.
- Về lâu dài công ty tích cực tìm kiếm đối tác, xâm nhập sâu rộng
vào những thị trường mới, duy trì vào tạo mối quan hệ lâu dài, uy tín với khách hàng.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc
sống cho người lao động. Khẳng định chỗ đứng trên thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường.
- Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ để thích ứng với yêu cầu
của thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và năng suất lao động.
2.1.2.2. Tổ chức mạng lưới hoạt động và thị trường hoạt động
Mạng lưới hoạt động và thị trường hoạt động mục đích cuối cùng của công ty là tiêu thụ sản phẩm.
Ta hiểu tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Hoạt động tiêu thụ là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau mỗi một lô sản xuất ra sản phẩm phải tiến hành tiêu thụ sản phẩm để thu lại vốn đã bỏ ra và lợi nhuận hay còn gọi là lãi. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp mới có cơ hội và điều kiện thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động tiêu thu bao gồm nhiều khâu và có liên quan chặt chẽ với nhau như: Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, tổ chức và xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, tổ chức và xây dựng chương trình tiêu thụ, tổ chức lực lượng tiêu thụ, tổ chức hoạt động xúc tiến hoạt động tiêu thụ, tổ chức đánh giá hoạt động tiêu thụ. Trong đó hoạt động tổ chức và xây dựng mạng lưới tiêu thụ đóng vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ có thể tiếp xúc tối đa với khách hàng mục tiêu của mình. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy Mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng là cách thức tổ chức mạng lưới bán hàng. Bao gồm các cấu trúc tổ chức sau: cấu trúc tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý, cấu trúc mạng lưới bán hàng theo sản phầm; cấu trúc tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng và cấu trúc tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp. Điểm và tuyến bán hàng. Điểm bán hàng: là nơi có bày bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Điểm bán hàng là thành phần quan trọng cấu thành mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. Tuyến bán hàng: là tập hợp các điểm bán hàng trong phạm vi không gian địa lý nhất định. Thông thường, một tuyến bán hàng được quản lý bới một nhân viên bán hàng. Việc phân định các tuyến bán hàng đi liền với phân định trách nhiệm của nhân viên được giao phụ trách. Đại lý bán hàng: là những thể nhân hay pháp nhân thực hiện một hay nhiều hành vi có liên quan đến hoạt động
bán hàng theo sự ủy thác của doanh nghiệp( người ủy thác) trên cơ sở hợp đồng đại lý.
Nhìn thấy tầm quan trọng của mạng lưới hoạt động Công ty TNHH dệt may Châu Giang đang phát triển một hệ thống mạng lưới hoạt động rông khắp miền bắc, cả nước thậm chí còn ra cả nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trụ sở chính tại tỉnh Hà Nam kết hợp với chi nhánh miền nam, hệ thống khách hàng khắp cả nước do Công ty xây dựng mấy chục năm qua. Công ty thông qua weside, các đối tác lớn nhỏ lâu năm, cùng uy tín của công ty đã thiết lập mạng lưới hoạt động rộng. Mô hình mà công ty Châu Giang lựa chọn chủ yếu theo mô hình hỗn hợp.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH dệt may Châu Giang có quy mô vừa, công ty chỉ có một chi nhánh phụ thuộc nên tổ chức BMKT được tổ chức theo hướng đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như quy mô, phạm vi hoạt động.
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH- NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN SẢN XUẤT
Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Ban hành các quy định, chính sách và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực tài chính và nhân sự. Thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề cần thiết khi Giám đốc vắng mặt.
Bộ phận hành chính - nhân sự: thực hiện các công tác hành chính (văn thư, lưu trữ, công tác hậu cần, quản lý mua sắm và sử dụng tài sản). Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ, quyền lợi cho nhân viên theo quy định. Bộ phận có nhiệm vụ tuyển dụng và quản lý lao động theo yêu cầu, tham mưu cho Giám đốc về hình thức quản lý tiền lương, tiền thưởng, kiểm tra các việc tính lương hàng tháng. Quản lý thu chi trong văn phòng và các bộ phận khác.
Bộ phận kế toán: công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được tổ chức theo mô hình hạch toán tập trung. Phòng kế toán có trách nhiệm:
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp,
hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế theo quy định hiện hành. Lập bảng thu, chi, báo cáo tài chính. Thực hiện các thủ tục quyết toán thuế, và nộp thuế theo quy định của nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tình hình tài chính của công ty. Đề xuất
các biện pháp sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả
- Phòng kế toán còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc
quản lý tài chính của công ty, thực hiện chế độ hạch toán theo quy định của nhà nước.
Bộ phận kĩ thuật: có trách nhiệm xây dựng ban hành quy trình, tiêu chuẩn các bộ phận dệt, may, nhuộm, phụ liệu, sản phẩm dệt may.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng các nguyên phụ liệu, sản phẩm mới.
sản phẩm.
- Tổng hợp các phản hồi về chất lượng sản phẩm.
- Co trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về mảng kỹ thuật.
Bộ phận sản xuất: Bộ phận sản xuất chính bao gồm các dây chuyền sản xuất Sợi - Dệt – Nhuộm - May.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH dệt may ChâuGiang Giang
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
( Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu
1Doanh thu BHvà 2Các khoản giảm trừ 3Doanh thu thuần về 4Giá vôn hàng bán 5Lợi nhuận gộp vê BH 6Doanh thu hoạt động 7Chỉ phí hoạt động tài
Trong đó: chi phí lài vay
8Chi phí quản lý KD 9Lợi nhuận thuân từ 10Thu nhập khác 11Chi phí khác
14Chi phí thuế TNDN 15Tông lợi nhuận kê toán
( Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty TNHH dệt may Châu Giang ) Qua bảng số liệu bên trên ta thấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng liên tục qua 3 năm. Doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2018 là 13,45% tương ứng hơn 26 tỷ đồng. Qua năm 2020, doanh thu
công ty có sự tăng mạnh so với năm 2019 là 49,13% tương ứng 109 tỷ đồng do trong năm công ty nhận được nhiều hợp. Công ty vẫn giữ được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Theo chiều tăng của doanh thu thì giá vốn hàng bán tương ứng cũng tăng mạnh. Giá vốn hàng bán năm 2019 tăng 16,57% so với năm 2018. Đến năm 2020 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng cao hơn đạt 61,74% tương ứng hơn 124 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính được nhận từ lãi vay có xu hướng giảm qua 3 năm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu.
Chi phí hoạt động tài chính chi trả toàn bộ là chi phí lãi vay. Chi phí năm 2019 có xu hướng giảm khá nhiều so với năm 2018 là 29,46% tương ứng gần 2,8 tỷ đồng. Đến năm 2020, giảm khoảng 73,21% tương ứng hơn 5 tỷ đồng.
Chi phí quản lý kinh doanh trong 3 năm ngày càng giảm mạnh năm 2020 còn khoảng hơn 1,2 tỷ đồng trong khi đó 2 năm là 2018 và 2019 lần lượt là hơn 11 tỷ và hơn 7 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ bộ máy hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả, đi vào nề nếp quy củ, nên không phải chi phí nhiều cho điều này.
Trong 3 năm công ty cơ bản không phát sinh các khoản thu nhập khác và chi phí khác. Chỉ trong năm 2020 phat sinh chi phí khác nhưng con số rất nhỏ không đáng kể. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh trong 2 năm gần đây chủ yếu là do doanh thu tăng và cắt giảm được chi phí. Tuy nhiên, trong năm 2020 lợi nhuận sau thuế giảm 98,39 % do trong năm 2020 công ty quyết định đầu tư nhiều dây chuyền máy móc sản xuất mới, chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng phát triển.
Nói chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đang có xu hướng tốt. Cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng một cách đáng kể. Công ty cần chú ý trong việc hạch toán các khoản doanh thu cũng như kiểm soát chi phí để giữ vững các kêt quả đã đạt được và phát triển tốt hơn trong tương lai.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY CHÂU GIANG
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Có thể nói, bộ máy kế toán của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng với chức năng thu thập, xử lý, cung cấp, phân tích thông tin kế toán. Quản lý, kiểm tra, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Việc tổ chức BMKT một cách khoa học, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Xuất phát từ tình hình thực tế, đơn vị có quy mô vừa và phạm vi kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn, chỉ có một chi nhánh phụ thuộc nên công ty đã lựa chọn hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán không phân tách thành phòng/ban riêng biệt mà trực thuộc phòng tổng hợp.
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH dệt may Châu Giang
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THỦ QUỸ
( Nguồn: Công ty TNHH dệt may Châu Giang )
Về cơ bản, việc bố trí sắp xếp công việc trong BMKT dựa vào trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của mỗi cá nhân:
- Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) có nhiệm vụ sau đây:
+ Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, lập chứng từ, lên báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, lưu trữ chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn và kiểm tra kế toán viên lập các báo cáo quản trị theo
+ Chịu trách nhiệm về giao dịch với các cơ quan như cơ quan thuế, sở kế hoạch và đầu tư, kho bạc, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,…