Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổ chức công tác kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may châu giang (Trang 68 - 72)

6. Kết cấu luận văn

2.2.5. Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính để tổng hợp, thuyết minh về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty lập các báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Quy trình lập báo cáo tài chính của công ty như sau:

- Trong kỳ, kế toán phần hành thu thập, xử lý thông tin trên các chứng

từ kế toán và tiến hành nhập liệu vào phần mềm.

- Kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp, đối chiếu số liệu chi tiết trên các sổ kế toán để làm căn cứ lập báo cáo tài chính theo mẫu quy định.

- Báo cáo tài chính sau khi lập xong sẽ được in ra và có đầy đủ chữ ký

của kế toán trưởng và giám đốc. Sau khi hoàn thành, báo cáo sẽ được cung cấp cho các bên có yêu cầu. Các đối tượng sử dụng báo cáo chủ yếu là: ngân hàng, ban giám đốc và cơ quan thuế. Mục đích chủ yếu là nhằm hoàn thiện hồ sơ vay vốn cho ngân hàng, hồ sơ ký hợp đồng kinh tế, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chế độ kế toán hiện hành, giúp cho lãnh đạo công ty theo dõi tình hình kinh doanh của đơn vị.

Kế toán chỉ lập các báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm tra, các thông tin chủ yếu được trình bày trong báo cáo là các thông tin liên quan đến kế toán tài chính. Công ty ít sử dụng các báo cáo quản trị, hầu hết chỉ cung cấp khi có yêu cầu. Một số báo cáo kế toán quản trị công ty dùng như là: báo cáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình sản xuất và bán hàng. Các thông tin kế toán khác hầu hết được theo dõi trên sổ kế toán.

Phụ lục 08: Báo cáo tài chính năm 2020 của công ty TNHH dệt may Châu Giang

2.2.6. Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là bước rất quan trọng trong tổ chức công tác kế toán, giúp các thông tin kế toán nếu có sai lệch hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện sẽ được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Công ty không có bộ phận kiểm soát nội bộ để thực hiện kiểm tra kế toán. Hiện nay, công tác kiểm tra kế toán do kế toán trưởng trực tiếp đảm nhiệm. Ngoài ra, việc kiểm tra còn được kế toán phần hành tiến hành hàng ngày từ khâu kiểm

tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán đã lập, kiểm tra việc ghi chép phản ánh trên các tài khoản, sổ kế toán (bao gồm các sổ tổng hợp và sổ chi tiết).

Công ty đã xây dựng và áp dụng một số biện pháp kiểm soát như sau:

- Mọi khoản thu đều nộp vào quỹ (các khoản thu bán hàng đều được

kế toán đối chiếu với thủ quỹ và nộp vào quỹ ngay trong ngày) và nộp ngay vào ngân hàng trong ngày hoặc chậm nhất vào sáng hôm sau. Không để tồn quỹ tiền mặt quá nhiều.

- Mọi khoản chi đều có chứng từ và có duyệt chi của Kế toán trưởng

và Giám đốc.

- Hầu hết các khoản chi đều được thanh toán qua ngân hàng. Hạn chế

chi tiền mặt.

- Thường xuyên đối chiếu với ngân hàng về các khoản đã phát sinh.

Đối chiếu số dư tài khoản với ngân hàng với sao kê ngân hàng.

Định kỳ cuối mỗi tháng, kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) sẽ tiến hành đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Kiểm tra công tác thu, chi tiền mặt, kiểm kê quỹ ( những người trực tiếp tham gia kiểm kê gồm kế toán trưởng, kế toán thanh toán và thủ quỹ).

2.2.7. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

Công ty đã trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của toàn công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng. Các máy tính của công ty đều được kết nối mạng Internet và hệ thống máy chủ để cập nhật, truyền tải thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và bảo đảm cung cấp dữ liệu giữa các bộ phận có liên quan một cách thuận tiện.

Với mục đích nâng cao chất lượng công tác kế toán theo hướng giảm bớt khối lượng công việc phải thực hiện đồng thời nâng cao tốc độ xử lý, cung cấp và độ chính xác của thông tin Công ty hiện đã sử dụng phần mềm kế toán Misa. Toàn bộ các nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện trên phần mềm. Kế

toán trưởng là người nắm quyền kiểm soát và kiểm tra các phần hành trên phần mềm. Các nhân viên kế toán hiện nay tại công ty đều sử dụng thành thạo phần mềm MISA. Các nhân viên kế toán sẽ được phân quyền truy cập phần hành mình phụ trách, đồng thời chịu trách nhiệm nhập, xuất và xử lý dữ liệu liên quan đến phần hành đó.

Phần mềm kế toán MISA câp nhật đầy đủ các thay đổi của chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo được thiết kế đầy đủ theo quy định. Hàng năm, công ty kết hợp với nhà cung cấp phần mềm nâng cấp và bảo trì hệ thống nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu.

Phần mềm Misa công ty đang dùng được thiết kế theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc thù kinh doanh công ty và có tích hợp hóa đơn điện tử theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

Một số chức năng cơ bản của phần mền Misa:

- Về nghiệp vụ kế toán: giải quyết các nhiệm vụ của các bộ phận kế

toán trong công ty như: kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; kế toán công nợ phải thu, phải trả; kế toán TSCĐ; kế toán thuế…bằng cách nhập dữ liệu theo các biểu mẫu chương trình, tương ứng các chứng từ gốc kế toán.

- Về hệ thống sổ sách: Misa có đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán theo quy định của Bộ tài chính ban hành. Khi có văn bản mới ban hành liên quan đến công tác kế toán Misa sẽ liên hệ với công ty và tự động cập nhật.

- Về hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo thuế: Phần mền cho phép người

sử dụng lựa chọn các báo báo chuẩn theo quy định của pháp luật như Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế; Chương trình còn cho phép quản lý thuế GTGT đầu ra, đầu vào theo khách hàng, nhà cung cấp, hóa đơn, thuế suất. Tự động kế toán thuế GTGT khi mua và bán hàng.

Bên cạnh đó là các tiện ích xuất các báo cáo ra phần mền Excel, Word, máy tính trực tiếp trên phần mềm,..

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổ chức công tác kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may châu giang (Trang 68 - 72)