6. Kết cấu luận văn
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ nghành nghề sản xuất kinh doanh
Chức năng của nghành sản xuất kinh doanh dệt may: Công ty sản xuất mặt hàng dệt may là một mặt hàng truyền thống, thiết yếu. Sản phẩm của công ty không chỉ đơn thuần được biết đến là quần áo mà còn rất nhiều sản phẩm khác như lều, rèm, găng chân tay, đồ bảo hộ lao động và các phụ kiện nghành dệt may,….Là một nghành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên
rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có quy trình lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ. Hơn nữa, nghành dệt may phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu nguồn xơ, sợi, công nghệ còn lạc hậu so với thế giới. Nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hàng hóa của công ty được bán rộng khắp thị trường trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài vì thế đòi hỏi rất cao về mặt chất lượng. Công ty luôn tạo cho mình tính chủ động với dây chuyền sản xuất hiện đại, luôn đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng.
- Sức tiêu tiêu thụ của thị trường ngày càng tăng trưởng mạnh đối với hàng dệt may và là cơ hội cho doanh nghiệp nghành dệt may phát triển. Vì thế nghành dệt may Việt Nam nói chung và công ty TNHH dệt may Châu Giang nói riêng là làm thế nào để bứt phá ngày càng thành công. Để có tên tuổi trên thị trường ngày càng lớn mạnh, doanh nghiệp phải nỗ lực rất lớn, tạo dựng được uy tín, thương hiệu mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: Từ những chức năng trên đặt ra những nhiệm vụ cần thiết cho nghành dệt may và công ty: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng tiến đọ, đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn hàng với chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Đưa tiếng tăm của công ty ngày một đi xa hơn trên thị trường trong và ngoài nước, tạo niềm tin cho khách hàng, không ngừng củng cố và phát huy uy tín của công ty.
- Về lâu dài công ty tích cực tìm kiếm đối tác, xâm nhập sâu rộng
vào những thị trường mới, duy trì vào tạo mối quan hệ lâu dài, uy tín với khách hàng.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc
sống cho người lao động. Khẳng định chỗ đứng trên thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường.
- Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ để thích ứng với yêu cầu
của thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và năng suất lao động.
2.1.2.2. Tổ chức mạng lưới hoạt động và thị trường hoạt động
Mạng lưới hoạt động và thị trường hoạt động mục đích cuối cùng của công ty là tiêu thụ sản phẩm.
Ta hiểu tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Hoạt động tiêu thụ là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau mỗi một lô sản xuất ra sản phẩm phải tiến hành tiêu thụ sản phẩm để thu lại vốn đã bỏ ra và lợi nhuận hay còn gọi là lãi. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp mới có cơ hội và điều kiện thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động tiêu thu bao gồm nhiều khâu và có liên quan chặt chẽ với nhau như: Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, tổ chức và xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, tổ chức và xây dựng chương trình tiêu thụ, tổ chức lực lượng tiêu thụ, tổ chức hoạt động xúc tiến hoạt động tiêu thụ, tổ chức đánh giá hoạt động tiêu thụ. Trong đó hoạt động tổ chức và xây dựng mạng lưới tiêu thụ đóng vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ có thể tiếp xúc tối đa với khách hàng mục tiêu của mình. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy Mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng là cách thức tổ chức mạng lưới bán hàng. Bao gồm các cấu trúc tổ chức sau: cấu trúc tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý, cấu trúc mạng lưới bán hàng theo sản phầm; cấu trúc tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng và cấu trúc tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp. Điểm và tuyến bán hàng. Điểm bán hàng: là nơi có bày bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Điểm bán hàng là thành phần quan trọng cấu thành mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. Tuyến bán hàng: là tập hợp các điểm bán hàng trong phạm vi không gian địa lý nhất định. Thông thường, một tuyến bán hàng được quản lý bới một nhân viên bán hàng. Việc phân định các tuyến bán hàng đi liền với phân định trách nhiệm của nhân viên được giao phụ trách. Đại lý bán hàng: là những thể nhân hay pháp nhân thực hiện một hay nhiều hành vi có liên quan đến hoạt động
bán hàng theo sự ủy thác của doanh nghiệp( người ủy thác) trên cơ sở hợp đồng đại lý.
Nhìn thấy tầm quan trọng của mạng lưới hoạt động Công ty TNHH dệt may Châu Giang đang phát triển một hệ thống mạng lưới hoạt động rông khắp miền bắc, cả nước thậm chí còn ra cả nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trụ sở chính tại tỉnh Hà Nam kết hợp với chi nhánh miền nam, hệ thống khách hàng khắp cả nước do Công ty xây dựng mấy chục năm qua. Công ty thông qua weside, các đối tác lớn nhỏ lâu năm, cùng uy tín của công ty đã thiết lập mạng lưới hoạt động rộng. Mô hình mà công ty Châu Giang lựa chọn chủ yếu theo mô hình hỗn hợp.