Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 45 - 47)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn

bàn thị xã bến cát, tỉnh bình dương

* Ưu điểm:

- Đội ngũ giáo viên tiểu học của trường có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhiều thầy cô giáo rất tâm huyết với nghề, hết lịng vì học sinh, ln là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.

- Có tinh thần vượt khó, khắc phục mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ.

- Đội ngũ giáo viên có thâm niên cơng tác chiếm tỷ lệ khá lớn. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy vì cơng tác giáo dục rất cần những người có vốn sống, nhất là có kinh nghiệm giảng dạy.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, xếp loại học sinh theo yêu cầu mới.

- Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, năng lực vận dụng tốt thông tin trong giảng dạy, cập nhật kiến thức mới.

* Hạn chế:

- Còn hạn chế của một bộ phận lớn giáo viên là chưa ứng dụng công nghệ thơng tin vào giảng dạy, chưa tích cực bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức và quản lý học sinh, thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, giải quyết công việc.

- Giáo viên chưa tích cực, chưa tích cực tham gia thay đổi nội dung, phương pháp mới mà chủ yếu sử dụng hệ thống các phương pháp truyền thống thiếu cải tiến, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn hạn chế, chưa khai thác và còn ưu tiên thiết bị, chưa nâng cao chất lượng bài giảng.

- GVCN còn nhiều hạn chế về kỹ năng chủ động, chỉ đạo, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, ...

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa vững vàng, ngại cải tiến, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi chưa hiệu quả.

* Nguyên nhân yếu kém

- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ở nhà trường còn dựa trên lối làm cũ, lấy kinh nghiệm là chính, ít chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

- Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chưa được nhà trường quan tâm đúng mức, thiếu các biện pháp khả thi, thiết thực, đặc biệt chưa có giải pháp quyết định tính chất đi tắt đón đầu.

- Giáo viên nhìn chung chưa tích cực, chủ động trong học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu mới.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, còn hời hợt. Báo cáo của các đơn vị nặng về thành tích, khơng nhìn thẳng vào yếu tố trong công tác quản lý, bồi dưỡng giáo viên.

- Chính sách, chế độ, cơ chế tuyển sinh, giáo viên còn nhiều bất cập, dẫn đến thừa về số lượng nhưng thiếu về chủng loại, hợp đồng không phải là thế mạnh của giáo viên trẻ.

Những nguyên nhân trên cùng với những khó khăn trong cuộc sống đã tác động không nhỏ đến sự phát triển, sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo, một trong những lực lượng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự đổi mới của giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)