Biện pháp: Huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 79 - 81)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho gv ở các

3.2.5. Biện pháp: Huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng chuyên môn

môn giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Huy động nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách về đào tạo giáo viên nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện vật chất, tinh thần để giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Đầu tư cơ sở vật chất cho việc đào tạo giáo viên.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để thực hiện các nhiệm vụ: Hỗ trợ giáo viên khác tổ chức nhóm thảo luận, giải quyết vấn đề; Liên hệ, trao đổi với các chuyên gia để giải đáp các thắc mắc trong quá trình đào tạo.

Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, giáo viên thực hiện bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức tự học, tự bồi dưỡng với sự hướng dẫn, trao đổi của các giáo viên chủ

chốt, chuyên gia giáo dục. Chỉ đào tạo tập trung vào nội dung mới cần thảo luận và thực hành trực tiếp.

Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Các trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác bồi dưỡng thường xuyên cần lựa chọn và giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên cho các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thường xuyên có đủ điều kiện để bồi dưỡng.

Sử dụng website “Trường học kết nối” để tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt theo nhu cầu của từng cá nhân; đẩy mạnh hình thức sinh hoạt tổ chun mơn trong nhà trường giúp giáo viên chủ động tự bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị ..., đầu tư kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng giáo viên. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp về cơ chế, chính sách đối với cơng tác bồi dưỡng thường xuyên của địa phương.

Việc điều hành, chỉ đạo phải cụ thể, sâu sát và hết sức linh hoạt. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc đánh giá kết quả bồi dưỡng hàng năm đối với từng giáo viên trên tinh thần lựa chọn hình thức đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hình thức bồi dưỡng.

Sử dụng tốt kết quả bồi dưỡng thường xuyên trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và việc thực hiện các chế độ chính sách khác, thiết thực để phát triển đội ngũ. Đảm bảo kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo quy định.

Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần và thời gian để giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Đánh giá đúng sự cố gắng vươn lên của giáo viên; động viên kịp thời; Khen thưởng những giáo viên có kết quả rèn luyện xuất sắc. Đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách hiện hành đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong trường: Tiền lương, tiền cơng, phụ cấp. Xây dựng tiêu chí thi đua đối với giáo viên nhằm thúc đẩy phong trào học tập bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên. Có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy giỏi để thu hút nhân tài; Chính sách ưu tiên, khuyến khích giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ. Khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần có mức chi phù hợp, thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên học tập, phát huy năng lực đào tạo, tự bồi dưỡng.

Hằng năm, lập kế hoạch theo tỷ lệ phần trăm trong nguồn ngân sách và làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực, sự đóng góp của nhân dân, trích một phần đáng kể cho công tác bồi dưỡng giáo viên: chi mua sắm tài liệu, phương tiện, cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo cho công việc này được thực hiện; Chi bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, tham quan học tập, nghiệm thu đề tài, sáng

kiến kinh nghiệm, báo cáo kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên; Chi tổng hợp tiền thưởng...

Xây dựng mơi trường sư phạm đồn kết, thân thiện.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các ngành về việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với nhà giáo để khuyến khích nhà giáo đi đào tạo; để thúc đẩy đào tạo giáo viên của các trường học.

- Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân thị xã điều chỉnh chính sách hỗ trợ giáo viên đi học đại học, học viện hoặc tham gia đào tạo theo chương trình của ngành.

- Có văn bản chỉ đạo hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn ngân sách.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)