Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 57 - 62)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.7. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bồi dưỡng

dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các Trường TH trên địa bàn thị xã Bến Cát

Việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bồi dưỡng, do vậy mà đã tiến hành lấy ý kiến của GV về mức độ đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở Trường TH trên địa bàn thị xã Bến Cát. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9

Mức độ đáp ứng: Đảm bảo đầy đủ (Đ), Cơ bản đầy đủ (CĐ), Thiếu (T) Mức độ hiện đại: Hiện đại (HĐ), chưa hiện đại (CHĐ), lạc hậu (LH).

9,9 19,5 19,5 48,0 60,7 80,5 42,1 19,8 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0

chỉ đạo thi vấn đáp chỉ đạo thực hành kỹ

năng chỉ đạo viết thu hoạch

%

biện pháp quản lý

Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của 354 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên của 6 trường Tiểu học tại địa bàn thị xã Bến Cát về mức độ đáp ứng các

điều kiện về CSVC, trang thiết bị

STT Điều kiện Mức độ đáp ứng Mức độ hiện đại Đ (%) (%) T (%) (%) CHĐ (%) LH (%) 1 Cơ sở vật chất lớp học 7.3 46.3 46.3 11.3 70.6 18.1

2 Trang thiết bị phục vụ cho

công tác bồi dưỡng 31.9 48.0 20.1 30.5 50.0 19.5

3 Tài liệu bồi dưỡng 39.0 41.2 19.8 18.6 61.9 19.5

Đối với cơ sở vật chất

Biểu đồ 2.3: Mức độ đáp ứng và hiện đại của cơ sở vật chất lớp học cho hoạt động bồi dưỡng

Qua bảng 2.9 và biểu đồ trên cho thấy cơ sở vật chất đáp ứng được về cơ bản đầy đủ là 53.6%, tỉ lệ đáp ứng này cịn thấp, bên cạnh đó cơ sở vật chất cịn lạc hậu 18.1% và chưa hiện đại chiếm 70.6%, điều này càng gây khó khăn trong việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học.

7,3 46,3 46,3 11,3 70,6 18,1 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 Đ/HĐCĐ/CHĐT/LH % mức độ đáp ứng hiện đại

Đối với trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng

Biểu đồ 2.4: Mức độ đáp ứng và hiện đại của trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng

Kết quả ở bảng 2.9 và biểu đồ trên tỉ lệ đáp ứng đủ 30.5% và đầy đủ một phần chiếm 50%, trang thiết bị thiếu chiếm 20.1%. Như vậy, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng mặc dù được cung cấp nhưng vẫn còn bị hạn chế nhiều và chưa thực sự được cung cấp đầy đủ cho việc bồi dưỡng. Trang thiết bị được cung cấp cũng là những thiết bị lạc hậu 19.5%, hay chưa hiện đại 50% gây khó khăn trong việc học và thực hành. 31,9 48,0 20,1 30,5 50,0 19,5 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 Đ/HĐCĐ/CHĐT/LH % Mức độ đáp ứng hiện đại

Đối với tài liệu bồi dưỡng

Biểu đồ 2.5: Mức độ đáp ứng và hiện đại của tài liệu bồi dưỡng

Qua bảng 2.9 và biểu đồ ta thấy mặc dù tỉ lệ đáp ứng đủ và cơ bản đủ chiếm tỉ lệ cao hơn 80% nhưng nó chưa đáp ứng được tính cập nhập của tài liệu. Tài liệu bồi dưỡng nghèo nàn, thiếu kịp thời. Tài liệu bồi dưỡng được viết có tính chất lý thuyết nhiều hơn là hướng dẫn người học liên hệ và vận dụng thực tiễn.

Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân * Ưu điểm:

- CBQL, GV và nhân viên nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục đào tạo.

- BGH đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chun mơn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

- BGH nhà trường đã quan tâm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên.

* Hạn chế:

- Việc xây dựng kế hoạch BDGV của BGH cịn thiếu tính chủ động sáng tạo, chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên.

- Một số nội dung chưa xây dựng được hình thức bồi dưỡng chun mơn cho GV phù hợp với điều kiện của nhà trường và nhu cầu của giáo viên.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của nhà trường thực hiện chưa đồng đều và chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc kiểm tra đánh giá bồi dưỡng giáo viên cịn hình thức.

39,0 41,2 19,8 18,6 61,9 19,5 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 Đ/HĐCĐ/CHĐT/LH % Mức độ đáp ứng hiện đại

- Một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp; khắc phục những yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể cũng như đầu tư thỏa đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất, đội ngũ báo cáo viên và các điều kiện để thực hiện có kết quả cơng tác này.

* Nguyên nhân:

Qua tìm hiểu nguyên nhân của những yếu kém trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH, có thể thấy các yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến việc quản lý cơng tác bồi dưỡng chun mơn GV gồm có:

- Nhận thức và tầm nhìn chiến lược về sự phát triển giáo dục của lãnh đạo nhà trường còn hạn chế. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, khơng chịu phấn đấu, ngại thay đổi vẫn còn ở một số cán bộ giáo viên.

- Trường cịn thiếu GV ở các bộ mơn, thiếu phịng học, rất khó bố trí được thời gian bồi dưỡng chuyên môn chung, hoặc nếu bồi dưỡng theo khối thì cũng khó thực hiện vì giáo viên do phải dạy nhiều giờ và làm công tác kiêm nhiệm nên thiếu thời gian hoặc khơng có thời gian cho BD.

- Thiếu hoặc khơng có kinh phí. Thiếu CSVC và trang thiết bị phục vụ công tác BD.

- Thiếu giảng viên, GV hướng dẫn; việc thiết kế nội dung, chương trình BD chun mơn địi hỏi phải có những chun gia chuyên sâu song Phòng Giáo dục quận vẫn còn thiếu chuyên viên phụ trách chuyên mơn, thường là mỗi đồng chí phụ trách nhiều mơn, những mơn khơng phải là chun mơn chính được đào tạo sẽ gặp khó khăn trong quản lý và chỉ đạo.

- Thiếu tài liệu bồi dưỡng, hoặc chậm cập nhật, nhất là những tài liệu, văn bản chỉ đạo mới.

- Hồn cảnh khó khăn: về kinh tế, con nhỏ, tuổi cao...

- Thiếu sự động viên, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường.

- Thiếu tính chủ động sáng tạo của nhà trường trong công tác quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên. Chủ yếu các trường triển khai kế hoạch của cấp trên, việc đánh giá rút kinh nghiệm khơng thường xun, cịn e dè nể nang.

Các yếu tố trên đều có ảnh hưởng với những lý do khác nhau đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Như vậy, có rất nhiều khó khăn gặp phải khi nhà trường tổ chức bồi dưỡng GV. Trước hết cần có các văn bản cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng GV để làm căn cứ thực hiện, đặc biệt là nguồn kinh phí và các điều kiện khác.

Muốn loại bỏ được những lý do ảnh hưởng của các yếu tố này, đòi hỏi cấp quản lý và mỗi GV cần phải xây dựng kế hoạch có tính lâu dài, triển khai một cách khoa

học đồng thời khắc phục những khó khăn chung, khó khăn của từng cá nhân để thực hiện được tốt công tác BD nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.

Bảng 2.10. Bảng thống kê mẫu khảo sát thực trạng khảo sát

STT Thực trạng Số lượng CBQL

Số lượng giáo viên

Tổng

1 Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thị xã bến cát, tỉnh bình dương

59 295 354

2 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho gv ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương.

59 295 354

3 Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương.

59 295 354

4 Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương.

59 295 354

5 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH trên địa bàn thị xã Bến Cát

59 295 354

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)