PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Khái niệm, đặc trưng, hình thức và chức năng của Thương mại điện tử (TMĐT)
(TMĐT)
Khái niệm về Thương mại điện tử (TMĐT)
Một số khái niệm về TMĐT được các tổ chức uy tín thế giới định nghĩa như sau: Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet”.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch vụ thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ cơng".
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và cơng nghệ điện tử. Ngồi ra, theo nghiên cứu tại Đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi Nền kinh tế Internet (Internet economy)
Đặc trưng của thương mại điện tử Bao gồm 5 đặc trưng sau đây:
- Mơ hình kinh doanh online: dựa trên việc cung cấp mạng lưới thơng tin và quy trình mua bán tự động. Tức là người mua và người bán không cần phải biết nhau từ trước để đảm bảo uy tín khi giao dịch. Nếu như trước đây hình thức thương mại truyền thống buộc người mua và người bán phải có một địa điểm tập kết để trao đổi thơng tin và sản phẩm thì thương mại điện tử chỉ cần những cú click chuột để chọn mua, xác nhận và thanh toán đơn hàng là đã xong q trình mua bán. Điều này giúp giảm cơng sức và nhân lực, tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên.
- Không gian: Do bản chất của thương mại điện tử là công cụ mua bán online nên doanh nghiệp có thể kinh doanh ở phạm vi khơng giới hạn. Chỉ cần có mạng Internet và phương tiện điện tử là khách hàng có thể chọn mua và tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng và cũng giúp thương mại điện tử mở rộng vùng tiếp cận và thị trường kinh doanh cho người bán. Đây được coi là điểm ưu việt rất lớn trong đặc trưng của ngành thương mại điện tử.
- Thời gian: Thương mại truyền thống thì chỉ làm việc trong giờ hành chính được quy định. Tuy nhiên, với thương mại điện tử thì mọi người có thể tìm kiếm, tham khảo và chọn mua sản phẩm, dịch vụ trong bất kì khoảng thời gian nào bạn rảnh bởi gian hàng online sẽ luôn mở cửa và tự động hóa.
- Chủ thể: Thương mại điện tử sẽ có 3 chủ thể tham gia, thậm chí là 4 trong trường hợp cần sự hỗ trợ của đơn vị vận chuyển hàng hóa. Ngồi người mua và người bán thì thương mại điện tử cần đến chủ thể thứ 3 là đơn vị cung cấp mạng và cơ quan chứng thực. Và chủ thể quan trọng nhất là đơn vị cung cấp mạng Internet bởi nếu khơng có họ thì người mua và người bán sẽ không thể kết nối với nhau và giao dịch.
- Mạng lưới thông tin: Mạng lưới thơng tin của thương mại điện tử chính là kho báu quý giá và là thị trường chính trong kinh doanh. Mạng lưới thông tin trong thương mại truyền thống chỉ là cở sở dữ liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn với thương mại điện tử thì mạng lưới thơng tin vừa là cơ sở, vừa là không gian ảo để giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Thơng qua mạng lưới thơng tin mà người mua và người bán có thể thực hiện mua hàng một cách gián tiếp, nhanh chóng.
Các hình thức của Thương mại điện tử:
Có rất nhiều hình thức TMĐT ra đời nhưng có 6 hình thức TMĐT phổ biến và dễ nhận biết nhất là:
+ Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Thương mại điện tử B2B đề cập đến tất cả các giao dịch điện tử của hàng hóa được thực hiện giữa hai cơng ty. Loại thương mại điện tử này thường giải thích mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sản phẩm và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
+ Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất, thể hiện mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mua sắm dưới dạng thương mại điện tử giúp người dùng dễ dàng so sánh giá cũng như xem phản hồi nhận xét của những người dùng trước. Đối với cơng ty, nó cho phép họ hiểu biết hơn về khách hàng trên góc độ cá nhân.
+ Khách hàng với Khách hàng (C2C)
Loại thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mạng xã hội cá nhân như facebook, instagram và các trang web sàn thương mại điện tử như tiki, shopee.
+ Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
Thương mại điện tử C2B diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm của họ cho các cơng ty mua hàng. Ví dụ như một nhà thiết kế đồ họa chỉnh logo cho một công ty hoặc một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho một trang web thương mại điện tử.
Hình thức thương mại điện tử này đề cập đến tất cả các giao dịch giữa các công ty và khu vực hành chính cơng. Loại hình này liên quan đến nhiều dịch vụ, đặc biệt có thể kể đến như an sinh xã hội, việc làm và các văn bản pháp lý.
+ Khách hàng với Chính phủ (C2A)
Một hình thức phổ biến khác là thương mại điện tử C2A, bao gồm tất cả các giao dịch điện tử giữa các cá nhân và khu vực hành chính cơng. Ví dụ điển hình là việc khai và nộp thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế.
Các chức năng cơ bản của thương mại điện tử
Thương mại điện tử có rất nhiều tính năng khác nhau tuỳ theo loại nền tảng thương mại điện tử sử dụng để xây dựng. Ví dụ như Shopify, Magento,
WooCommerce,… là các nền tảng thương mại điện tử phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải nền tảng nào cũng đem lại trải nghiệm và chức năng giống nhau. Các tính năng thiết yếu cần thiết của một nền tảng gồm:
- Quản lý sản phẩm.
- Quản lý tài khoản người dùng/ đối tác bán hàng. - Thống kê/ dự báo doanh số và doanh thu bán hàng. - Liên kết các cổng thanh toán.
- Quản lý kho hàng.
- Quản lý nhóm sản phẩm.
- Hệ thống Marketing (voucher/code giảm giá, email marketing, SEO,…) - Dịch vụ chăm sóc/ hỗ trợ khách hàng.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ/ đa đơn vị tiền tệ.
- Khả năng tích hợp với bất kỳ phần mềm thứ 3 nào (một tích năng hiếm có trên các nền tảng khác)
- Tính năng thêm vào giỏ hàng.
So sánh thương mại điện tử với thương mại truyền thống - Thương mại điện tử
Ưu điểm:
+ Giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị.
+ Sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên một Catalogue điện tử phong phú và được cập nhật thường xuyên.
+ Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Vì việc nhanh chóng thơng tin hàng hóa đến người tiêu dùng (mà khơng phải qua trung gian) có ý nghĩa sống cịn trong cạnh tranh kinh doanh.
+ Tạo điều kiện tìm kiếm các nhà bán hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện trong nước, khu vực và quốc tế.
+ Kích thích sự phát triển của ngành cơng nghệ thơng tin và đóng vai trị ngày càng lớn trong nền kinh tế. Lợi ích này cịn có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến lên kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất.
Nhược điểm:
+ Có thể gặp vấn đề khả năng tương thích của phần mềm / phần cứng. Ví dụ như phần mềm Thương mại điện tử có thể khơng tương thích với một vài hệ điều hành hoặc một vài hợp phần.
+ Chi phí khởi tạo: Chi phí để tạo / xây dựng ứng dụng Thương mại điện tử có thể rất cao. Có thể bị đình trệ trong việc vận hành hệ thống Thương mại điện tử do lỗi hoặc thiếu sót kinh nghiệm.
+ Sự tin tưởng của người dùng: Người dùng có thể khơng tin tưởng các trang web hoặc người bán vô danh.
+ Bảo mật / Riêng tư: Khó mà đảm bảo sự bảo mật và sự riêng tư khi giao dịch trực tuyến.
+ Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng không thể chạm hoặc cảm nhận sản phẩm bằng các giác quan trên cơ thể.
- Thương mại truyền thống
Ưu điểm:
+ Kênh phân phối truyền thống có số lượng thành viên trong hệ thống nhiều. Trung gian phân phối đa dạng. Giá cả thường rẻ hơn các showroom, kênh phân phối hiện đại.
+ Kênh phân phối hiện đại: nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp. Dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Có hệ thống bán lẻ lớn và có thương hiệu.
Nhược điểm:
+ Người mua phải bỏ nhiều thời gian cũng như cơng sức trong q trình đi đến các cửa hàng để chọn lựa và so sánh giá.
+ Việc mua bán bị giới hạn trong một phạm vi nhất định. + Khó kiểm sốt về giá cả trên thị trường.