Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 và các tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống TMĐT

Một phần của tài liệu Đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng thiết kế website tmđt tại công ty cổ phần khởi nghiệp trực tuyến – thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.4.2 Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 và các tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống TMĐT

TMĐT

ISO/IEC 9126 là một chuẩn quốc tế giành cho việc đánh giá sản phẩm phần mềm thương mại điện tử (hay chính là Website thương mại điện tử), là một phương pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo lên những đại lượng đo đếm được để kiểm định chất lượng của một sản phẩm phần mềm.

Phần một của mơ hình là ứng dụng của mơ hình vào để đánh giá chất lượng bên ngoài và chất lượng bên trong của sản phẩm phần mềm. Những phần khác là mơ hình chất lượng được dự định để sử dụng trong một sản phẩm phần mềm. Những mơ hình này có thể là một mơ hình mẫu chất lượng của một sản phẩm phần mềm ở một giai đoạn nào đó của vịng đời sản phẩm phần mềm. Chất lượng bên trong của sản phẩm phần mềm đánh giá được nhờ xem xét những tài liệu chi tiết, việc kiểm tra mơ hình hoặc nhờ vào sự phân tích mã nguồn của sản phẩm. Chất lượng bên ngồi có được phải xét đến nhờ tham khảo thuộc tính, tính năng của phần mềm, khả năng tương tác của nó với mơi trường, trong đó chất lượng trong sử dụng tham chiếu đến chẩt lượng được nắm bắt bởi người dùng cuối cùng hay người sử dụng sản phẩm phần mềm trong một hoàn cảnh, môi trường đặc biệt. Chất lượng của sản phẩm ở những giai đoạn khác nhau thì khơng hồn tồn độc lập chúng vẫn ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.

Như vậy dựa vào đó mà ta có thể cho biết được chất lượng của phần mềm cuối cùng ở giai đoạn phát triển của phần mềm. Mơ hình ISO/IEC 9126 được định nghĩa giống như vậy nó bao gồm mơ hình chất lượng bên trong và mơ hình chất lượng bên ngồi. Mơ hình dựa trên 6 đặc trưng:

1. Tính năng(Functionality)

2. Độ ổn định hoặc khả năng tin cậy( Reliability) 3. Tính khả dụng (Usability)

4. Tính hiệu quả (Efficiency)

5. Khả năng duy trì (Maintainability) 6. Tính khả chuyển (Protability)

Đây là một mơ hình đang được sử dụng đánh giá hiệu năng, năng xuất, độ an toàn và sự thỏa mãn…và những đặc trưng này bao quát nên toàn bộ chất lượng sản phẩm phần mềm. Trong ISO/IEC 9126, đại lượng đo lường sử dụng để đo, đánh giá những đặc tính của những đặc trưng. Trên thực tế ISO/IEC 9126 khơng hồn toàn dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm nhưng có thể dựa vào những khía cạnh đặc trưng của nó để áp dụng đánh giá sản phẩm chất lượng phần mềm. Trong thương mại điện tử là các website.

Để đánh giá được một sản phẩm thương mại điện tử phải dựa vào 6 đặc trưng cơ bản của ISO/IEC 9126

a, Tính năng(Functionality)

Là một tập hợp những thuộc tính của sản phẩm dựa trên tính năng hoạt động của sản phẩm để đánh giá, là khả năng của sản phẩm cung cấp được các chức năng thỏa mãn các yêu cầu được xác định rõ ràng cũng như các yêu cầu không tường minh khi mà sản phẩm được sử dụng. Trong những môi trường, hồn cảnh cụ thể trong đó có các đặc tính sau:

– Tính phù hợp (Suitability) – Tính chính xác (Accuracy)

– Khă năng tương tác (Interoperability) – Tính bảo mật/an tồn (Security)

b, Tính ổn định / khả năng tin cậy (Reability)

Là tập những thuộc tính mơ tả khả năng duy trì một mức độ đặc biệt của quá trình thực thi dưới những điều kiện khác nhau. Đặc trưng của khả năng tin cậy là sự chịu lỗi và tính khơi phục, tuy vậy những đặc tính mới như tính chắc chắn, và độ an tồn được thêm vào thành 4 đặc tính sau:

– Tính hồn thiện (Maturity)

– Khả năng chịu lỗi (Fault tokerant) – Khả năng phục hồi (recoverability) – Tính an tồn (Seurity)

c, Tính khả dụng (Usability)

Những thuộc tính mơ tả đặc điểm dễ sử dụng hoặc thi hành một sản phẩm. Trong đó nó chứa đựng những đặc tính nhỏ như:

- Tính dễ hiểu làm cho người sử dụng phải hiểu sản phẩm có tính năng gì có phù hợp với u cầu của mình khơng và hiểu ứng dụng của sản phẩm.

- Tính dễ học là đặc tính mà đích của nó giúp người dùng phải hiểu được tại sao nó được định hình như thế, những tham số nào liên quan và chúng ảnh hưởng đến việc kiểm tra, người dùng phải bỏ ra ít thời gian, cơng sức để học cách sử dụng sản phẩm.

- Tính dễ điều khiển giúp người dùng sử dụng và điều khiển chúng một cách dễ dàng. - Tính hấp dẫn (Attractiveness) là khả năng thu hút người sử dụng sản phẩm, tạo cho người sử dụng một cảm giác thoải mái khi sử dụng sản phẩm.

d, Tính hiệu quả (Efficiency)

Là khả năng của sản phẩm cung cấp hiệu năng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa tài nguyên và tăng cao được hiệu suất công việc trong điều kiện sử dụng nhất định. Dựa vào hai yếu tố đó là:

– Thời gian xử lý (Time behavior)

– Khả năng tận dụng tài nguyên (Utilization Resource)

g, Khả năng bảo trì (Maintainability)

Là khả năng của sản phẩm cho phép sửa đổi, nâng cấp, bao gồm những sự sửa chữa, sự cải tiến hoặc sự thích ứng của sản phẩm để thay đổi cho phù hợp với môi trường và phù hợp với đặc trưng mới, những đặc tính tiêu biểu cho khả năng duy trì của sản phẩm

– Khả năng phân tích (Analysability) – Khả năng thay đổi (Changeability) – Tính ổn định (Stability)

h, Tính khả chuyển (Portability)

Thể hiện khả năng của sản phẩm có thể chuyển được từ ứng dụng này sang ứng dụng khác hay từ môi trường này sang mơi trường khác những đặc tính để đánh giá tính khả chuyển của sản phẩm.

– Khả năng thích nghi (Adaptabiliy) – Khả năng cài đặt (Installability) – Khả năng chung sống (Co-existence) – Khả năng thay thế ( Replaceability)

Một phần của tài liệu Đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng thiết kế website tmđt tại công ty cổ phần khởi nghiệp trực tuyến – thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)