Đặc điểm và các hình thức giámsát của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 47 - 50)

Thứ nhất, giám sát của Hội đồng nhân dân là giám sát của cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương

Kiểm tra, giám sát là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý của nhà nước, mỗi hình thức có đặc trưng riêng iệt do gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức. Đối với đối tượng chịu sự giám sát là cơ quan nhà nước thì bên cạnh hình thức kiểm tra, giám sát mang tính quyền lực nhà nước, còn có các hình thức giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, ộ máy nhà nước chịu sự giám sát bởi các chủ thể sau:Giám sát của nhân dân; Giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Giám sát của Quốc hội; Giám sát của HĐND; Giám sát của Đảng.

Thứ hai, giám sát của Hội đồng nhân dân là giám sát được ủy thác của Nhân dân

Bản chất nhân dân giám sát các cơ quan nhà nước phát từ bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân… [57, Điều 2];

“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức... chịu sự giám sát của Nhân dân" [57, Điều 8]. Do vậy, quyền giám sát của nhân dân với bộ máy nhà nước là quyền giám sát của những người chủ đối với người được nhân dân trao quyền. Giám sát của nhân dân cũng chứa đựng những yếu tố quyền lực, nhưng nó không trực tiếp mang tính quyền lực nhà nước. Giám sát của nhân dân tuy là của người chủ của đất nước nhưng thực tế thiếu sức mạnh, mang thiếu điều kiện cần thiết để thực hiện, thiếu thông tin, không có hiệu lực pháp lý trực tiếp.

Thứ ba, giám sát của Hội đồng nhân dân là giám sát quyền lực nhà nước khác với giám sát của Đảng

Giám sát của Đảng là giám sát mang tính chính trị chủ yếu hướng đến kỷ luật trong Đảng, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong giám sát nhằm phát hiện, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, của cán bộ đảng viên về nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và chấp hành Điều lệ Đảng. Qua quá trình giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì chuyển sang kiểm tra của Đảng để xem xét, thi hành kỷ luật đảng đúng thẩm quyền, theo quy định của Điều lệ Đảng. Như vậy, giám sát của Đảng không mang tính quyền lực nhà nước, chỉ là giám sát trong nội bộ Đảng, có vai trò quan trọng quyết định đến sự sống còn của các tổ chức đảng và đảng viên.Còn giám sát của HĐND là giám sát của cơ quan dân cử ở địa phương, được nhân dân ủy quyền thực hiện quyền lực nhà nước, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương và quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.

Thứ tư, giám sát của Hội đồng nhân dân là giám sát quyền lực nhà nước ở địa phương có nhiều đặc điểm giống với giám sát của Quốc hội

Giám sát của Quốc hội và HĐND đều là giám sát của cơ quan dân cử, mang tính quyền lực nhà nước, là một khâu, một yếu tố cấu thành quyền lực nhà nước, không tách rời quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, giám sát của Quốc hội là giám sát ở trung ương có quyền giám sát tối cao, còn giám sát của HĐND là giám sát ở địa phương. Đối tượng giám sát của Quốc hội tập trung chủ yếu vào bộ máy nhà nước ở trung ương là giám sát Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, giám sát các Nghị định ban hành của Quốc hội,.. còn đối tượng giám sát của HĐND là Thường trực HĐND, các Ban HĐND, TAND, VKSND cùng cấp, giám sát việc ban hành các Nghị quyết của HĐND trên trên cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, cho nên giám sát đối tượng giám sát của HĐND gần như toàn ộ bộ máy nhà nước, từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

Thứ năm, giám sát của HĐND là giám sát cơ quan quyền lực khác với giám sát xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã hội

Giám sát của MTTQ Việt Nam mang tính xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những sai phạm, khuyết điểm. Đo đó, giám sát của MTTQ không mang tính quyền lực nhà nước dưới sự ủy thác cho cơ quan dân cử như giám sát của HĐND mà là giám sát ngoài nhà nước, nhân dân trực tiếp tham gia vào công tác, theo dõi, xem xét hoạt động của các cơ quan nhà nước. Còn giám sát của HĐND là giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

Thứ sáu, giám sát của HĐND là xem xét, theo dõi cơ quan quyền lực làm đúng hay chưa đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định khác với hoạt động thanh tra, kiểm tra

Giám sát của HĐND và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan hành pháp đều nhằm mục đích kiểm soát quyền lực. Hoạt động kiểm tra, thanh tra nhằm kiểm soát quyền lực mang tính nội bộ nhưng là từ bên ngoài ngoài lực. Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính mang nặng tính kiểm soát việc chấp hành của UBND cấp dưới. Hoạt động thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm khác căn ản ở đây là, nếu hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý hành chính đối với đối tượng quản lý là trực tiếp, thì giám sát của HĐND chỉ có thể gây ra hậu quả một cách gián tiếp nhằm thay đổi diện mạo của cả tập thể, cộng đồng.

2.2.2.2. Các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân

Điều 57 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định cụ thể về các hình giám sát của HĐND. Cụ thể là:

vấn và trả lời chất vấn; Xem xét văn ản quy phạm pháp luật; Thành lập Đoàn giám sát; Bỏ phiếu tín nhiệm.

-Thường trực HĐND giám sát thông qua 5 hình thức: Xem xét việc trả lời chất vấn; Xem xét văn ản quy phạm pháp luật; Thành lập Đoàn giám sát; Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Xem xét kết quả giám sát của Ban, Tổng hợp kết quả giám sát trình HĐND.

Ban HĐND giám sát thông qua 6 hình thức: Xem xét văn ản quy phạm pháp luật; Thành lập Đoàn giám sát; Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thẩm tra áo cáo, đề án yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo; Cử thành viên xem xét, xác minh.

Bảng 2.1. Các hình thức giám sát được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015:

STT Hình thức giám sát Chủ thể thực hiện 1 Xem xét báo cáo công tác HĐND

2 Xem xét việc chất vấn và trả lời chất HÐND, Thường trực HĐND

3 Xem xét văn ản quy phạm pháp luật HÐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND

4 Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát HÐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND

5 Đoàn giám sát HÐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND

6 Bỏ phiếu tín nhiệm HĐND

7 Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo HÐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND

8 Thẩm tra áo cáo, để án Ban HĐND

9 Yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo Ban HĐND

10 Cử thành viên xem xét, xác minh Ban HĐND

Tác giả tổng hợp trên cơ sở luật định

2.2.3. Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân trong hệ thống tổ chức quyền lựcnhà nước ở địa phương

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w