Khái niệm vai trò và vai trò của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 40 - 43)

2.1.3.1. Khái niệm vai trò

Từ điển tiếng Việt có định nghĩa vai trò: “Tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, phát triển chung của một tập thể, một tổ chức” [83, tr.1095]. Như vậy, khái niệm vai trò được hiểu đơn giản là một phân vai được đóng vai bởi một người nào đó trong một hoàn cảnh cụ thể.

Tác giả Đặng Cảnh Khanh quan niệm: “Vai trò là khái niệm chỉ các khuôn mẫu, các chuẩn mực hoạt động và hành vi, các phương thức hành xử của cá nhân hoặc nhóm xã hội”

[63, tr.74 -75]. Quan niệm của tác giả này dựa trên cách tiếp cận xã hội học, vai trò như khuôn mẫu, chuẩn mực của hành vi của con người, mà chưa làm rõ, vai trò với tư cách là chức năng, nhiệm vụ của cá nhâm hoặc tổ chức nào đó.

Theo quan điểm của Xã hội học Việt Nam: Lý thuyết vai trò là một quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội mà xem xét hầu hết các hoạt độnghang ngày để được diễn xuất trong các mục được xác định về mặt xã hội (vì dụ như, người mẹ, người quản lý, giáo viên). Mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện đầy đủ. Mô hình này dựa trên quan sát răng mọi người hành xử một cách dự đoán, và hành vi của một cá nhân là bối cảnh cụ thế, dựa trên vị trí xã hội và các yếu tố khác. Phân công lao động trong xã hội có những hình thức của sự tương tác giữa các vị trí chuyên môn không đồng nhất mà chúng ta gọi là vai trò; Vai trò xã hội bao gồm "thích hợp" và "được phép" hình thức của hành vi, hướng dẫn bởi các chuẩn mực xã hội, đó là thường được biết đến và do đó xác định kỳ vọng; Điều kiện thay đổi có thể làm cho một vai trò xã hội đã lỗi thời hoặc bất hợp pháp, trong đó có trường hợp áp lực xã hội có khả năng dẫn đến sự thay đổi vai trò. Theo quan niệm này, vai trò có thể được định nghĩa như là một vị trí xã hội, hành vi liên quan đến một vị trí xã hội, hay một hành vi điển hình.

Theo cách tiếp cận của tác giả trong luận án để nới tới vai trò của một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nên được hiện “Vai trò là việc được thể hiện thông qua những chức năng, nhiệm vụ hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân".

Như vây, khái niệm “vai trò” khác với “chức năng”, trong đó vai trò” là một phân vai mà chủ thể đó đóng vai trong một hoàn cảnh cụ thể. Còn khái niệm “chức năng” là mục đích tự nhiên của một cái gì đó hoặc nghĩa vụ của chủ thể nói tới.

2.1.3.2. Vai trò của Hội đồng nhân dân

Thứ nhất, vai trò đại diện của Hội đồng nhân dân

Từ khi xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao và khẳng định: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân… Do vậy, HĐND có vai trò là cầu nối giữa cơ quan nhà nước cấp trên với nhân dân địa phương, đồng thời có tính hai mặt: vừa đại diện cho Nhân dân địa phương, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước ở cấp trên.

Hệ thống chính trị ở nước ta đều thực hiện sự uỷ quyền của Nhân dân và đều tồn tại vì lợi ích của Nhân dân. Tuy nhiên, mỗi thành viên của hệ thống chính trị thực hiện lợi ích của Nhân dân bằng chức năng, phương thức hoạt động riêng của mình. Ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc... Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết Nhân dân với Chính phủ” [79, tr. 66].

HĐND với tư cách là cơ quan dân cử ở địa phương, thực hiện quản lý địa phương theo sự ủy thác của Nhân dân. Thông qua việc ủy quyền của Nhân dân cho các cấp ủy, các cơ quan quản lý ở địa phương để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình đối với cấp trên. Do đó, Nhân dân là chủ thể quyền lực thực sự. HĐND chỉ có vai trò đại diện cho Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời là diễn đàn, môi trường để nhân dân địa phương tham gia quản lý nhà nước.

HĐND các cấp là cơ quan dân cử tại địa phương ao gồm một tập thể người do Nhân dân địa phương trực tiếp ầu ra và hoạt động theo nhiệm kỳ. Do đó, những đại iểu của dân trong cơ quan quyền lực nhà nước địa phương là những người đại diện tiêu iểu nhất của Nhân dân địa phương, hiểu rõ nhất những tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân nơi mà mình được ầu, trực tiếp hàng ngày làm việc với Nhân dân, là cầu nối quan trọng để những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống thực tế của Nhân dân một cách dễ dàng, tạo ra sự phấn khởi, sự tin tưởng của Nhân dân vào sự sáng suốt, đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và của CQĐP. Đồng thời tạo ra sự hiểu iết, thông cảm lẫn nhau cơ quan dân cử và Nhân dân. Ngược lại, nếu HĐND địa phương trong hệ chính trị địa phương không giải quyết một cách thấu đáo những thắc mắc, vướng mắc của Nhân dân, các cán ộ dân cử ở địa phương làm việc không tốt, không gần dân, không lắng nghe nhân dân, chuyên quyền, độc đoán có thể sẽ làm ùng phátnhiều phản ứng tiêu cực của Nhân dân đối với chính quyền nhà nước, với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, vai trò quyết định của Hội đồng nhân dân

HĐND trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định, quyết định của Nhà nước thông qua các chức năng và nhiệm vụ được giao cho. Đồng thời cũng là những người trực tiếp thu nhận, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, những đề xuất, kiến nghị của Nhân dân. Do vậy, họ cũng phải phản ánh một cách trung thực những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên có thẩm quyền và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của Nhân dân nói chung, của mỗi người dân nói riêng.

Theo quy định của pháp luật, HĐND các cấp tỉnh, huyện, xã trong hệ thống CQĐP của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đều có chức năng, nhiệm vụ: Quyết định những chủ trương, iện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội; Quyết định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương và phân ổ ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo HĐND và các thành viên của UBND; giám sát đối với hoạt động các cơ quan nhà nước cùng cấp và việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là những chủ trương chung, chức năng, nhiệm vụ quy định chung cho tất cả HĐND trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những đặc điểm về địa lý, dân cư, điều kiện, nhu cầu và sự phát triển khác nhau như thành thị, nông thôn, miền núi, đồng ằng, hải đảo, khu kinh tế đặc iệt,… Vì vậy, ở cấp trung ương không thể chỉ đạo sâu sát, trực tiếp đến từng cấp, ngành cụ thể và từng địa phương.Trên cơ sở, nhiệm vụ, quyền hạn chung đó, HĐND ở mỗi địa phương cần có sáng tạo, chủ động, tích cực trong tổ chức quản lý gắn với những đặc thù nhất định ở địa phương mình.

Thứ ba, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân

Tại Điều 3, Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Cả ba quyền đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước “đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [57, Điều 3]. Vì vậy, tổ chức quyền lực ở nước ta theo mô hình phân công, phân nhiệm trong cùng cấp và thống nhất quyền lực từ trung ương xuống địa phương, trong đó HĐND có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương nhưng phải tuân thủ quy định của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan nhà nước cấp trên theo hệ thống dọc. Theo chiều ngang, HĐND ầu ra UBND - cơ quan chấp hành của HĐND, và có sự phân công quyền lực giữa HĐND và UBND, HĐND quyết định vấn đề quan trọng và UBND chịu trách nhiệm thi hành. Khi đã có sự phân công rồi thì tất yếu phải có theo dõi, giám sát để bảo đảm cho các cơ quan hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và hoàn thành tốt công việc được giao. Theo căn cứ luật

định: “HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; Giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương” [73, Điều 57]. Đánh giá vai trò giám sát của HĐND trong hoạt động thực tiễn của địa phương cần dựa trên các tiêu chí: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương; Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tăng cường nội bộ đoàn kết giữa cán bộ địa phương và Nhân dân; Xây dựng đội ngũ cán ộ, công chức ở địa phương trong sạch, vững mạnh, … Để thực hiện các tiêu chí đánh giá vai trò giám sát, HĐND phải thực hiện thông qua các hình thức giám sát gắn với những chủ thể và đối tượng cụ thể theo Luật định như: xem xét áo cáo công tác của địa phương, chất vấn và trả lời chất vấn, xem xét VBQPPL, xem xét báo cáo của đoàn giám sát và thành lập các đoàn giám sát chuyên đề, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo công dân, lấyphiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm chức vụ do HĐND ầu.

Như vậy, vai trò giám sát của HĐND được thể hiện chức năng, nhiệm vụ hoạt động thông qua các hình thức giám sát theo luật định nhằm theo dõi, kiểm tra, xem xét những việc đúng hay chưa đúng, tốt hay chưa tốt các đối tượng bị giám sát bảo đảm: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương; Phát hiện và ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực, góp phần tôn trọng, ảo vệ và ảo đảm quyền con người, quyền công dân; Phát hiện những điểm chưa phù hợp của các đối tượng chịu giám sát để kiến nghị các biện pháp khắc phục. Từ đó, đưa ra các kiến nghị để giải quyết phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w