Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 28 - 31)

Mặc dù có những công trình trên đề cập một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND. Tuy nhiên, các công trình đều tiếp cận vấn đề giám sát của HĐND dưới góc độ nghiên cứu luật học, chủ yếu luận giải về các hình thức giám sát và hoạt động giám sát của HĐND trên cơ sở so sánh nhận thức, thay đổi Hiến pháp ở các điều, các chương, các luật quy định. Tác giả, nghiên cứu vai trò giám sát của HĐND dưới góc độ chính trị học, giám sát của HĐND là giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là sự ủy quyền của nhân dân, giám sát các quyết định của cơ quan quyền lực tại địa phương nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, ảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân, phát huy quyên làm chủ của Nhân dân, bảo điểm quyền công dân, quyền con người. Đặc biệt trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện vai trò giám sát của HĐND tìm ra những điểm chưa phù hợp của các đối tượng giám sát ngăn chặn lạm dụng quyền lực, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát.

Vấn đề vai trò giám sát của HĐND ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi ban hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chưa có một đề tài nào phân tích, trình bày một có hệ thống và toàn diện dưới góc độ tiếp cận giám sát quyền lực nhà nước ở địa phương.

Có rất ít công trình khoa học độc lập nghiên cứu và luận giải các khái niệm giám sát, giám sát xã hội, phân biệt giữa giám sát xã hội với giám sát của quyền lực nhà nước, phân biệt giám sát với thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phân biệt giám sát của HĐND với giám sát của Quốc hội, của các tổ chức chính trị xã hội. Luận án tiếp cận tính chất đặc thù giám sát quyền lực nhà nước của HĐND tại địa phương để phân biệt với các khái niệm trên một cách có hệ thống và toàn diện.

HĐND có a chức năng: đại diện, quyết định và giám sát. Trong ba chức năng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, HĐND quyết định những vấn đề địa phương, đồng thời giám sát những quyết định đó nhằm kiểm soát, và sửa chữa kịp thời những vấn đề bất cập ở địa

phương. Tuynhiên, cơ chế giám sát còn chưa hoàn thiện về nhận thức, lý luận và thể chế thực hiện. Chính vì vậy, giám sát của HĐND còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi, nhất là những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát còn bất cập, khả năng ngăn ngừa tình trạng lạm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước còn yếu. Điều đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát trong thời gian tới.

Có rất ít công trình đánh giá thực trạng vai trò giám sát của HĐND các cấp từ 2015 đến nay, chủ yếu là đánh giá thực trạng hoạt động giám sát, các báo cáo kết quả giám sát của HĐND các tỉnh tổng hợp, rất tản mạn và chưa có tính hệ thống. Bên cạnh đó một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát của HĐND chung chung như: Nhận thức đúng về vai trò của HĐND các cấp; Đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND trong hệ thống tổ chức nhà nước, nâng cao năng lực chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND… Đây là cơ sở để luận án tiếp tục phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ thực trạng vai trò giám sát của HĐND các cấp ở nước ta hiện nay và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương hoạt động một cách hiệu quả.

Tiếp thu những kết quả trên, luận án nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện vấn đề vai trò giám sát của HĐND nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN tập trung vào những nội dung sau:

Về mặt lý luận:

-Luận án làm rõ vấn đề lý luận về vai trò giám sát của HĐND trong hệ thống tổ chức bộ máy quyền lực ở địa phương; Phân biệt tính đặc thù và phương thức giám sát của HĐND so với giám sát của Quốc hội, Giám sát xã hội và giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội khác.

-Nghiên cứu sinh phân tích một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò giám sát của HĐND như: yếu tố kinh tế - xã hội, cơ sở pháp lý, phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các yếu tố về cơ cấu tổ chức và trình độ của đại biểu và cử tri.

- Nghiên cứu sinh phân tích một cách sâu sắc và toàn diện về vai trò giám sát của HĐND thể hiện ở phương thức, hình thức, nội dung giám sát. Từđó, khẳng định vai trò giám sát của HĐND trong tổ chức quyền lực nhà nước nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, ảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân, tìm ra những điểm chưa phù hợp của các đối tượng giám sát ngăn chặm lạm dụng quyền lực, đảm bảo quyền công dân, quyền con người.

Về mặt thực tiễn:

- Nghiên cứu sinh đánh giá khách quan về kết quả, hạn chế; nguyên nhân của kết quả, hạn chế vai trò giám sát của HĐND từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Nghiên cứu sinh bám sát vào các văn ản pháp luật quy định về vai trò giám sát của HĐND có hiệu lực mới nhất: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi năm 2019); Luật khiếu nại tố cáo 2018…

về tình hình thực hiện vai trò giám sát của HĐND các cấp ở nước ta từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021.

- Nghiên cứu sinh đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò giám sát của HĐND các cấp ở nước ta hiện nay nhằm khắc phục tính hình thức, ít khả thi, bất cập trong việc thực hiện vai trò giám sát đối với các cơ quan chịu sự giám sát.

Tiểu kết chương 1

Thông qua tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu trên, các công trình chủ yếu tiếp cận vấn đề vai trò giám sát của HĐND trên khía cạnh luật học. Những công trình đó giúp nghiên cứu sinh có những góc tiếp cận khác nhau về cơ sở lý luận và pháp lý cho luận án như: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, giám sát của HĐND là giám sát quyền lực được Nhân dân ủy quyền thay mặt Nhân dân địa phương thực hiện xem xét, theo dõi các đối tượng chịu sự giám sát với những hình thức, phương thức và nội dung giám sát theo luật định.

Các công trình đánh giá hoạt động giám sát của HĐND các cấp từ 2015 đến nay chủ yếu là báo cáo kết quả giám sát của HĐND các tỉnh tổng hợp, rấttản mạn; Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát còn chung chung, chưa cụ thể, đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp tục phân tích, tổng hợp, so sánh, làm rõ thực trạng vai trò giám sát của HĐND các cấp ở nước ta hiện nay và trên cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương hoạt động một cách hiệu quả.

Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề vai trò giám sát của HĐND trên cơ sở tiếp cận, bám sát vào những quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, các đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN, đặc biệt là cập nhật văn ản pháp luật mới nhất Hiến pháp năm 2013, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi năm 2019) và các kết quả thực hiện giám sát của các địa phương áo cáo thống kê.

Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu và những kết luận của luận án không trùng lặp với bất kỳ các công trình khoa học nào đã được công bố.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w