Cơ cấu tổchức của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 40)

2.1.2.1. Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân trong tổ chức bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để tổ chức quyền lực nhà nước tại địa phương, Nhà nước ta cũng như mọi quốc gia khác đều phân chia lãnh thổ ra các đơn vị hành chính và tổ chức cơ quan quản lý ở đó để ảo đảm mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương, thực hiện chính sách của Nhà nước tại địa phương và quản lý địa phương. Nguyên tắc cơ ản và bất biến trong xây dựng bộ máy Nhà nước mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là mọi quyền lực thuộc Nhân dân:

Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [77, tr. 698]

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Sắc lệnh số 63/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 22/11/1945 đã ghi rõ: “Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, đã đặt hai thứ cơquan: HĐND và Uỷ ban hành chính, HĐND do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân” [12]. Sắc lệnh cũng xác định sự hình thành của HĐND cấp tỉnh, mối quan hệ giữa Uỷ ban hành chính và HĐND, giữa HĐND cấp tỉnh và chính quyền cấp trên. Uỷ ban hành chính tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra, HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban hành chính, quyết nghị của HĐND hàng tỉnh không được trái với chỉ thị của các cấp trên. Như vậy, đây là văn ản đầu tiên để thành lập chính

quyền ở địa phương, đặt nền móng cho việc thành lập chính quyền địa phương ở nước ta. Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký một số sắc lệnh như Sắc lệnh số 254/SL và Sắc lệnh số 255/SL ngày 19/11/1948 để chỉ ra cách tổ chức chính quyền trong các vùng kháng chiến và trong các vùng tranh chấp: “Đối với những vùng bị địch tạm thời kiểm soát hay uy hiếp chưa có HĐND, thì có thể chỉ định ra một HĐND lâm thời. Dù trong thời kỳ chiến tranh, việc bầu cử HĐND rất khó khăn nhưng về mặt tổ chức chính quyền vẫn phải tuân thủ nguyên tắc nơi nào có dân, có chính quyền thì phải có HĐND. Được nhân dân địa phương bầu ra, thay mặt nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước, với vai trò đại diện, HĐND là cầu nối giữa cơ quan nhà nước cấp trên với nhân dân địa phương, vừa đại diện cho nhân dân địa phương” [13].

Đảng ta trong quá trình lãnh đạo Nhà nước đã luôn luôn quan tâm vấn đề xây dựng các cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân từ trung ương đến chính quyền cơ sở, đảm ảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Đảng ta là không ngừng nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội và HĐND, làm cho các cơ quan này hoạt động có thực quyền, thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Thể hiện tự tưởng đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới đã nhấn mạnh cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và HĐND để làm đúng chức năng quy định. Các nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII, IX, X và XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện củanhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vẫn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều quy định: HĐND được nhân dân địa phương ầu ra, thay mặt nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước, với vai trò đại diện, HĐND là cầu nối giữa cơ quan nhà nước cấp trên với nhân dân địa phương, vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước cấp trên. Theo tinh thần này, HĐND là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới, mà là cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân, HDND cấp dưới ầu ra. Ở tất cả cấp đơn vị hành chính trong tổ chức chính quyền địa phương ao gồm HĐND và UBND với các ộ phận cấu thành khác như Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các sở, phòng, an của UBND....

UBND không phải là một cơ quan hành chính của cấp trên đặt ra ở địa phương để "cai trị" mà là một cơ cấu thuộc HĐND với nhiệm vụ chính là "chấp hành". HĐND đồng thời được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Như vậy, HĐND và UBND là hai cơ quan thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có chức năng quản lý địa phương theo qui định của pháp luật. HĐND với tính cách là cơ quan đại diện, cơ quan tập thể có phương thức hoạt động theo kỳ họp, ra nghị quyết về các vấn đề xây dựng địa phương và

giám sát (giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác ở địa phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương). Còn UBND có nhiệm vụ tổ chức thi hành nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của cấp trên và cùng với Thường trực HĐND thực hiện các nhiệm vụ tổ chức hoạt động của HĐND (như chuẩn ị kỳ họp). Giữa HĐND và UBND không có sự tách iệt. Do đó, HĐND không những là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương mà còn là cơ quan quản lý địa phương, cùng với UBND và các Ban trở thành một khối quyền lực thống nhất ở địa phương.

2.1.2.2. Tổ chức Hội đồng nhân dân trong bộ máy tổ chức chính quyền Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do dân địa phương ầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm kỳ mỗi khóa của HDND các cấp là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau. HĐND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Cơ cấu tổ chức HĐND trong ộ máy tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay được phân chia thành 03 cấp: cấp tỉnh - cấp huyện - cấp xã. HĐND cấp tỉnh là cấp cao nhất, là khâu trực tiếp quan hệ và chỉ đạo cơ sở thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vì vậy, cấp tỉnh là “chính quyền có địa vị pháp lý quan trọng với các thẩm quyền lớn, bao gồm một địa àn dân cư rộng lớn với các đặc điểm về lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội đa dạng, phong phú có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. HĐND cấp xã là cấp thấp nhất trong tổ chức chính quyền địa phương, là nơi gần dân nhất, trực tiếp thực thi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương và là nơi trực tiếp quyết định những chủ trương, iện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Hoạt động của cấp xã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc củng cố, sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, nâng cao vai trò của HĐND cấp xã là đòi hỏi thường xuyên, đặc biệt là việc nâng cao năng lực, trình độ của người đại biểu HĐND. HĐND cấp huyện là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã. Hoạt động của HĐND cấp huyện có những đặc điểm của HĐND cấp tỉnh, cấp xã và có những nét đặc trưng riêng. Cấp tỉnh là cấp trung gian giữa chính quyền ương và chính quyền địa phương. Với vai trò là cấp đầu tiên của chính quyền địa phương, cấp tỉnh là cấp quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương, chính sách từ trung ương xuống tới người dân. Quá trình chuyền tài chính sách từtrung ương đến cơ sở, cấp tỉnh được pháp luật trao cho những thẩm quyền nhất định trong việc thực hiện chức năng quản lý trên địa bàn lãnh thổ. Cấp huyện là cấp trung gian giữa chính quyền tỉnh với chính quyền cấp xã.

Tổ chức HĐND mỗi cấp bao gồm: Thường trực HĐND, Ban của HĐND đối với HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND. HĐND có Văn phòng giúp việc. Nhiệm

kỳ của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND khóa mới.

Như vậy, cơ cấu tổ chức hoạt động của HĐND các cấp ở nước ta hiện nay được phân chia theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ tỉnh xuống huyện và xuống xã đó là hệ thống cấu trúc lệ thuộc theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Các cấu trúc hành chính lãnh thổ địa phương chỉ thuần tuý mang tính hành chính, không ao hàm ý nghĩa một cấu trúc lãnh thổ có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là duy nhất (không bị chia cắt) mà đại diện là các thiết chế quyền lực nhà nước ở cấp Trung ương. Tuy nhiên, tính trực thuộc của các cấp địa phương và Trung ương không mang tính chất tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w