Những kết quả nghiên cứu đạt được và luận án kế thừa

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 31 - 33)

Qua nghiên cứu, đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng quyền độc lập, tự do của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, tác giả nhận thấy các cơng trình chủ yếu đề cập đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, một số bài viết tập trung làm rõ các quan điểm của Đảng và Nhà

nước về tính cấp thiết cần phải bảo vệ vững chắc ĐLDT trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; cho rằng ĐLDT chính là tiền đề, là nguồn gốc quyết định rất quan trọng để giúp chúng ta thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, văn hóa; Bảo vệ ĐLDT chính là cơ sở để bảo vệ quyền sống trong ấm no, tự do, hạnh phúc của con người

Thứ hai, về cơ bản các tác giả đều thống nhất và khẳng định tư tưởng Hồ Chí

Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc, đó là một nội dung quan trọng xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng

Hồ Chí Minh Qua đó khẳng định vị trí, vai trị, tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc đối với CMVN Tuy nhiên, lại chưa có cơng trình nào đưa ra được định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do một cách toàn diện

Thứ ba, các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của

dân tộc được các tác giả đề cập đến chủ yếu là về ĐLDT; sự thống nhất giữa quyền dân tộc và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, vai trị và những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đặc biệt là bài học về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, về tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc được nhiều tác giả đề cập đến

Thứ tư, phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của

dân tộc phần lớn các nhà nghiên cứu đã thống nhất và khẳng định Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho những thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam Trong các hệ tư tưởng đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn CMVN Phần lớn các cơng trình tập trung nghiên cứu về bản Tuyên ngôn độc lập

1945 và rút ra giá trị bất hủ của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của

dân tộc được nêu trong bản Tuyên ngôn đối với dân tộc và thời đại Một số cơng trình tập trung đi sâu phân tích nội dung chân lý Khơng có gì q hơn độc lập, tự do của Hồ Chí Minh năm 1966 và nêu lên giá trị lý luận và thực tiễn đối với dân tộc và thời đại Tất cả đều khẳng định chính ý chí, khát vọng khơng có gì q hơn độc lập, tự do đã chi phối hoạt động của Hồ Chí Minh; khẳng định đây là một tổng kết lý luận và thực tiễn thành chân lý, một chân lý bất hủ có ý nghĩa thời đại sâu sắc; Cho rằng tư tưởng Khơng có gì q hơn độc lập, tự do chính là động lực tinh thần và là tư tưởng dẫn dắt dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển, đi tới phồn vinh và hạnh phúc Ngoài ra, một số bài viết khẳng định Đảng và Nhà nước ta tiếp tục giương cao ngọn cờ ĐLDT gắn liền với CNXH và sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt quan điểm Hồ Chí Minh về ĐLDT gắn liền với CNXH trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w