Quyền thiêng liêng, tự nhiên và bất khả xâm phạm của dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 72 - 74)

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNĐQ ngày càng phát triển và đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa Đó là lý do khiến quyền độc lập, tự do - giá trị thiêng liêng của các dân tộc nhỏ và yếu trên thế giới bị mất, người dân phải sống trong cảnh lầm than nô lệ Tiếp thu những giá trị văn hóa của dân tộc và tin hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc” [67, tr 9] Quan điểm đó của Hồ Chí Minh có ý khẳng định rằng quyền độc lập, tự do của các dân tộc là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm bởi nó là những lẽ tự nhiên do tạo hóa ban tặng, là quy luật khách quan của xã hội loài người mà tất cả các dân tộc đều phải được hưởng Không những vậy, công cuộc đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc được đánh đổi bằng xương máu thiêng liêng của các thế hệ người dân của dân tộc Vì những lẽ đó, mọi sự xâm phạm đến quyền độc lập, tự do của dân tộc đều trái với đạo lý và lẽ phải, đều xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền thiêng liêng của các dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền độc lập, tự do của dân tộc luôn là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm và đã được đề cập đến trong Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI;

Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV và trong Hịch đánh quân Thanh

của Nguyễn Huệ ở thế kỷ XVII

Với ý chí và khát vọng giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc, trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước của mình, năm 1919, nhân sự kiện Tổng thống Mỹ Uynxơn tuyên bố rộng rãi về quyền dân tộc tự quyết, Hồ Chí Minh đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách của nhân

tối thiểu cho dân tộc Việt Nam Thông qua bản yêu sách, Hồ Chí Minh mong muốn các quốc gia trong khối Đồng minh sẽ cùng đoàn kết đấu tranh và bảo vệ giá trị của độc lập, tự do - quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc

Mùa xuân năm 1930, Hồ Chí Minh soạn “Chánh cương vắn tắt của Đảng” với chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [65, tr 1], trong đó nội dung xuyên suốt là ĐLDT gắn liền với

CNXH Ngày 28 - 01 - 1941, sau ba mươi năm ra đi tìm đường cứu nước giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh về nước và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) và quyết định đặt nhiệm vụ GPDT giành lại quyền độc lập, tự do lên trên hết: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” [65, tr 230] Để thực hiện được nhiệm trọng đại này, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), soạn thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó nhấn mạnh mục tiêu: “Quyết làm cho nước non này, Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền” [65, tr 242] Năm 1945, Hồ Chí Minh nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi để giành lấy quyền độc lập, tự do của dân tộc, Người cho rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” [49, tr 196] Sau gần một thế kỷ bị đô hộ dưới ách thống thị của thực dân phát xít, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên

ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tuyên bố: “Nước

Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [66, tr 3] Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dân tộc Việt Nam tiếp tục thực hiện quyết tâm “kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” [66, tr 522] Quyết tâm đó đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong “Lời kêu gọi tồn

quốc kháng chiến” vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ

Và với tinh thần “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” [77, tr 131], sau khi hịa bình lập lại, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH và hội nhập quốc tế, giá trị thiêng liêng và bất khả xâm phạm về quyền độc lập, tự do của dân tộc luôn được nhân dân Việt Nam kiên định đặt lên hàng đầu theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w