13 Lý luận Mác Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 53 - 57)

- Phương Tây

22 13 Lý luận Mác Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết

Ngay từ rất sớm, C Mác và Ph Ăngghen đã quan tâm và đề cập đến vấn đề dân tộc Khi bàn về vấn đề dân tộc, các ông đã lên án và cho rằng cần phải xóa bỏ mọi áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản đối với các dân tộc khác, bởi theo các ông “một dân tộc mà đi áp bức những dân tộc khác thì dân tộc ấy cũng khơng thể có tự do” [103, tr 173] Từ đó, các ơng u cầu cần phải xóa bỏ ngay tình trạng người bóc lột người, có như vậy thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ được xóa bỏ Để giải quyết một cách triệt để vấn đề dân tộc thì cần phải tiến hành cuộc cách mạng XHCN sau đó tổ chức xây dựng nhà nước kiểu mới mà ở đó khơng cịn đối kháng giai cấp Theo hai ông, cách mạng XHCN chỉ thành công triệt để nếu “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”

Sau này, chủ nghĩa Mác đã được V I Lênin kế thừa, phát triển trong điều kiện lịch sử mới bằng việc bổ sung vào lý luận mácxít vấn đề quyền dân tộc tự quyết Tất cả các tác phẩm hay bài viết của V I Lênin đều xoay quanh các vấn đề: tự do và

bình đẳng; chính sách dân tộc… Trong tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết”,

V I Lênin đã chỉ rõ: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” [91, tr 375] Trong cương lĩnh mácxít về vấn đề dân tộc, V I Lênin cho rằng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết Đó là sự bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc độc lập trong quan hệ quốc tế, chứ khơng chỉ là bình đẳng giữa các dân tộc trong phạm vi quốc gia dân tộc Ông cũng khẳng định: “Người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc và sự bình đẳng giữa các ngơn ngữ, khơng đấu tranh chống mọi ách áp bức hay mọi bất bình đẳng dân tộc, người đó khơng phải là người mácxít” [93, tr 136] Theo V I Lênin “dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà không thực hiện quyền dân tộc tự quyết là phản bội chủ nghĩa xã hội” [92, tr 22- 23], đó là ngun tắc trong các chính sách đối ngoại của nhà nước XHCN Ở đó, tất cả các dân tộc phải tôn trọng quyền ĐLDT và chủ quyền của nhau, tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thời phải tích cực hợp tác với nhau đảm bảo các bên cùng có lợi Trong Cương lĩnh dân tộc, tư tưởng, nội dung cơ bản nhất là giai cấp công nhân tất cả các dân tộc phải liên hiệp lại, điều này đã thể hiện rất rõ bản chất quốc tế của giai cấp cơng nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp GPDT với giải phóng giai cấp Đó cũng là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ Với những phân tích đó, V I Lênin đã bổ sung vào khẩu hiệu chiến lược của C Mác rằng “Vơ sản tồn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” Năm 1917, dưới sự lãnh đạo của V I Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga đã nổ ra và thành cơng và đó là một minh chứng thực tiễn đúng đắn cho lý luận về vấn đề quyền dân tộc tự quyết của V I Lênin chứ không chỉ là việc bàn luận trên lý thuyết Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do trên toàn thế giới

Sau thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đến tháng 7 năm 1920, V I Lênin công bố bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa” trong đó nêu lên những tư tưởng có giá trị chiến lược trong sự

cương đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa Theo V I Lênin, quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ khơng phải chỉ có tự trị văn hố và không phải chỉ riêng các dân tộc da trắng, mà cho tất cả các dân tộc thuộc mọi màu da Thứ hai, luận cương chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nước đế quốc là phải ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Thứ ba, luận cương khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khơng những có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngồi, mà cịn phải đấu tranh chống lại các lực lượng phản động ở ngay trong nước mình Thứ tư, luận cương đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới - sự đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã làm cách mạng XHCN thành công Cuối cùng, luận cương cho rằng, Quốc tế III đóng vai trị bộ tham mưu chung của cách mạng thế giới Bên cạnh đó, luận cương cũng phê phán một cách sâu sắc bản chất của nền dân chủ tư sản, về những lời lẽ hoa mỹ đã được nêu trong Hòa ước Vécxây của các nước phương Tây chỉ là sự lừa bịp Ngoài ra, V I Lênin còn phê phán quan điểm sai lầm của Ban lãnh đạo Quốc tế II về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; ông lên án mạnh mẽ tư tưởng sô-vanh nước lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hịi

Chính những tư tưởng của bản Luận cương đã có những ảnh hưởng sâu sắc với Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tơi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”” [74, tr 562] Người đã giải thích một cách ngắn gọn lý do ủng hộ Quốc tế III: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tơi muốn, đấy là tất cả những gì tơi hiểu” [62, tr 94] Con đường ấy là làm CMVS và tiến lên xây dựng CNXH

Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với những tư tưởng và lập trường cộng sản của CNMLN là nhân tố quyết định giúp Hồ Chí Minh từ một người yêu nước trở

thành người cộng sản, giúp Người tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Người viết “Tiếng sấm Cách mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xơ, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin… Ngọn đuốc lý luận Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường cách mạng Việt Nam Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [74, tr 30]

Sau này, tổng kết thắng lợi của CMVN, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “chúng tơi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí khơng gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin” [75, tr 590] Và theo Người: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [74, tr 563] Trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi phân tích các chủ nghĩa, học thuyết, Hồ Chí Minh viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [64, tr 289]

Bằng những trải nghiệm thực tiễn và nhãn quan chính trị thiên tài, Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá một cách khoa học để rồi phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với CNMLN Chính những giá trị đó đã có tác động trực tiếp và tạo bước ngoặt rất lớn trong nhận thức và tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng CNMLN và CNMLN là nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh” [50, tr 65] Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu cũng đã viết: “Vì vậy, Nguyễn và các bạn của Nguyễn đã tự mình sáng tạo Ngay bây giờ, 1920, ngay cái việc đi vào lâu đài của chủ nghĩa Lênin, CNMLN, không phải bằng cửa ngõ giai cấp đấu tranh, cửa ngõ vơ sản chun chính mà bằng cửa ngõ giải phóng dân tộc thuộc địa và lệ thuộc, ngay cái lối “nhập môn” đặc sắc ấy đã là dấu hiệu đầu tiên của sự sáng tạo rồi Chính sự sáng tạo khơng ngừng đó sẽ là một nguyên nhân thành công của CMVN” [47, tr 75-76]

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w