Tiếp cận từ quyết tâm và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 69 - 72)

- Phương Tây

232 Tiếp cận từ quyết tâm và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc

Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ sức mạnh của “ý chí độc lập và lịng khát khao tự do” [63, tr 98] của dân ta hơn là nhờ quân đông sức mạnh Trong suốt một nghìn năm bị các thế lực phương Bắc đơ hộ, chúng tìm mọi cách để Hán hóa dân tộc Việt Nam Song với niềm tin và khát vọng sống trong độc lập, tự do đã giúp cho dân tộc Việt Nam luôn bền bỉ đấu tranh và kiên quyết chống lại mọi âm mưu của kẻ thù, góp phần bảo vệ vững chắc nền ĐLDT, chủ quyền quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc Tiêu biểu là khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43); khởi nghĩa của bà Triệu năm (248); khởi nghĩa của Lý Bí (542-543), khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (713-722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791) Tiếp đó, từ năm 931 đến năm 938, Dương Đình Nghệ đã nổi dậy đánh đuổi quân Nam Hán giành lại quyền tự chủ cho dân tộc Năm 938, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán của nhân dân ta đã giành thắng lợi to lớn với chiến thắng Bạch Đằng do Ngơ Quyền lãnh đạo góp phần mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam

Thế kỷ thứ X đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài Mặc dù vậy, kẻ thù phương Bắc vẫn khơng ngừng ấp ủ âm mưu thơn tính nước ta, nhưng với khát vọng và ý thức dân tộc, nhân dân ta tiếp tục đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù để bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Tiêu biểu như Đinh Bộ Lĩnh dẹp “loạn 12 sứ quân” thành lập nên triều Đinh

(968-979); nhà nước Tiền Lê (980-1009) với việc Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981) bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ Tất cả những sự kiện lịch sử đó đã một lần nữa nói lên sự phát triển mạnh mẽ của tinh thần làm chủ đất nước, của ý thức bảo vệ vững chắc nền ĐLDT và trở thành tiền đề vững chắc đưa đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập và phát triển đất nước dưới các triều đại như: Nhà Lý (1010-1226), nhà Trần (1226-1400), nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Lê (1428- 1789), Tây Sơn (1789-1801), nhà Nguyễn (1802-1945) Đây được coi là giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của dân tộc như chiến thắng quân Bắc Tống, ba lần đánh bại qn Ngun Mơng, chiến thắng qn Minh góp phần bảo vệ vững chắc nền ĐLDT Ý thức và khát vọng về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã sớm được thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà - được xem như một “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của Việt Nam, đã thể hiện khí phách và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền ĐLDT của dân tộc Tiếp đến là Hịch

tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và tinh thần Sát Thát đã chứng minh sự trưởng

thành của tinh thần dân tộc “vua tơi đồng lịng, anh em hịa thuận, nước nhà chung sức” Tinh thần đoàn kết dân tộc trong đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc một lần nữa được nêu lên trong Đại cáo Bình Ngơ của Nguyễn Trãi: “Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào ” Có thể nói, với Đại cáo Bình Ngơ, nhận thức về ĐLDT, về chủ quyền quốc gia, đã đạt tới trình độ tương đối hệ thống và tồn diện, mang tính khái qt cao

Đến giữa thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược (1858), khát vọng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục được phát huy khi lớp này nối tiếp lớp kia quyết tâm đứng lên đánh đuổi thực dân giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Điều đó có thể khẳng định rằng, dân tộc Việt Nam kể từ khi hình thành một quốc gia độc lập đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc ln là dịng chảy xun suốt qua các thời kỳ lịch sử Cùng với thời gian, các triều đại phong kiến và nhân dân Việt Nam đã ln kiên cường, bất khuất, với ý chí và khát vọng đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước Khát vọng và quyết tâm đó trong

suốt mấy nghìn năm lịch sử luôn được các thế hệ người Việt Nam tiếp nhận, kế thừa và phát huy trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Chính truyền thống và khát vọng của dân tộc là cơ sở tiếp cận ban đầu để Hồ Chí Minh quyết định ra đi tìm đường cứu nước giành lại độc lập, tự do cho dân tộc

Tiểu kết chương 2

Quyền độc lập, tự do của dân tộc là giá trị cao nhất và không thể thiếu được với tất cả các dân tộc Quyền độc lập, tự do của dân tộc là vấn đề cơ bản và được quan tâm hàng đầu trong đời sống chính trị ở mỗi dân tộc cũng như trên toàn thế giới và đều phải được pháp luật quốc tế thừa nhận

Là sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc chính là kết quả của sự tìm tịi và khảo nghiệm, nghiên cứu của Hồ Chí Minh về các trào lưu cách mạng, các quan điểm, những tư tưởng tiến bộ về cách mạng GPDT bảo vệ quyền độc lập, tự do của Việt Nam và thế giới Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là một sản phẩm lịch sử cụ thể, được hình thành trên cơ sở của các nhân tố khách quan và chủ quan, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dân tộc và thế giới Với tư duy độc lập, tự chủ, thơng minh sáng tạo, giàu lịng u nước, Hồ Chí Minh đã tiếp cận những giá trị của lý luận về quyền con người - khát vọng của nhân loại; từ quyết tâm và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Đó là kết quả của việc Hồ Chí Minh đã tiếp thu, bổ sung, vận dụng và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa giá trị về quyền độc lập, tự do của văn hóa Đơng - Tây; đặc biệt là những giá trị của CNMLN Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên các quan điểm, tư tưởng riêng của mình về quyền độc lập, tự do của dân tộc mang tính cách mạng và khoa học

Chương 3

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w