Sinh thời Mác và Ăngghen đã khẳng định: “Bất cứ dân tộc nào cũng khơng thể có tự do, nếu trong khi đó nó vẫn tiếp tục áp bức các dân tộc khác” [103, tr 372] Còn V I Lênin, trong tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết” khẳng định rằng: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết” [96, tr 375], và quyền tự quyết của dân tộc có nghĩa là: “các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền phân lập về mặt chính trị, khỏi các dân tộc áp bức họ” [89, tr 7] Như vậy, theo quan điểm của những nhà mácxít, một quốc gia được xem là độc lập, tự do khi quốc gia dân tộc đó có đầy đủ quyền tự quyết, tự chủ đối với vận mệnh của quốc gia dân tộc mình; có quyền lựa chọn con đường phát triển của quốc gia dân tộc mà không bị lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi các dân tộc khác Nhận xét về những nguyên tắc của Lênin về quyền dân tộc tự quyết, Hồ Chí Minh viết: “Những nguyên tắc của Lênin về quyền dân tộc tự quyết, về chung sống hịa bình, khơng can thiệp vào việc nội bộ của các nước khác, về quyền bình đẳng và quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tất cả các nước, những nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Liên Xơ, đang chỉ cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc con đường đấu tranh giành thống nhất và độc lập dân tộc” [71, tr 410]
Trên cơ sở nghiên cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu của thế giới, trong đó có cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ và Cách mạng tháng Mười Nga đã giúp Hồ Chí Minh rút ra những bài học kinh nghiệm đối với CMVN rằng: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi,…” [64, tr 292] Có nghĩa đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của dân tộc thì đó phải là độc lập, tự do thực sự, hồn tồn, triệt để Hồ Chí Minh khẳng định lập trường trước sau như một của chính phủ và nhân dân Việt Nam là: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi cơng việc của chúng tơi, khơng có sự can thiệp ở ngồi vào” [67, tr 162]; ““Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập, “có quốc hội riêng, “chính phủ riêng, “quân đội riêng”, “ngoại giao riêng”, “kinh tế và tài chính riêng”” [68, tr 97]
Về chính trị: Trong gần chín mươi năm đơ hộ của thực dân Pháp và phát xít
Nhật, dân tộc Việt Nam khơng có lấy bất kỳ một chút quyền tự do dân chủ nào Cụ thể “Chúng thi hành những pháp luật dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” [66, tr 1-2] Thậm chí ngay cả khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, thực dân Pháp vẫn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta, chúng muốn chúng ta lệ thuộc vào chúng Ý đồ đó của thực dân Pháp được thể hiện rõ trong bản thỏa hiệp ký giữa Tổng thống Ơriơn với Bảo Đại (lúc này là Quốc trưởng bù nhìn của Pháp) vào ngày 8-3-1949 với nội dung: “Về chính trị, Pháp cơng nhận “Việt Nam có tồn quyền cai trị lấy mình nhưng phải có cố vấn chính trị Pháp bên cạnh” [68, tr 582]
Nhận thấy âm mưu của kẻ thù, sau khi đất nước giành lại được quyền độc lập, tự do vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một thể chế chính trị của riêng chúng ta và do chúng ta làm chủ bằng việc phải có “quốc hội riêng”, “chính phủ riêng” Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời tuyên bố: “… chúng tơi - Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới - đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” [65, tr 3] Tất cả mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh chính trị của nước Việt Nam phải do người Việt Nam quyết định dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Để hiện thực hóa nó, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải “tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu ” [66, tr 7] Quan điểm này hết sức mới mẻ đối với đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng nó hồn tồn phù hợp và đáp ứng đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nó thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân về mặt chính trị Trong Lời kêu gọi quốc dân bỏ phiếu ngày 5-1-1946, Hồ Chí Minh viết: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta,… vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình… Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch Một lá phiếu cũng có sức lực như
một viên đạn” [66, tr 166] Với quan điểm thực hiện cuộc Tổng tuyển cử, một lần nữa Hồ Chí Minh muốn dựa vào nhân dân để xây dựng một nền chính trị độc lập, tự chủ, xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân Thơng qua cuộc Tổng tuyển cử, nhân dân sẽ tự lựa chọn và bầu ra những đại biểu của mình để lập ra Quốc hội, từ đó Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp nhằm xây dựng nên một bộ máy chính quyền mới có đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại, đồng thời chấm dứt mọi sự lệ thuộc về chính trị từ bên ngồi để khẳng định Việt Nam có đầy đủ quyền độc lập, tự do về chính trị đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với luật pháp quốc tế
Về kinh tế: Dưới ách đơ hộ của thực dân Pháp “Chúng bóc lột dân ta đến tận
xương tuỷ, Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu lên Chúng bóc lột cơng nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” [66, tr 2] Sau khi chúng ta giành lại được quyền độc lập, tự do, Pháp vẫn mong muốn: “Về kinh tế, đồng tiền Việt Nam phải phụ thuộc vào đồng Phrăng, nghĩa là quyền phát hành giấy bạc vẫn ở trong tay Ngân hàng Đông Dương” [68, tr 582] Nhưng với tinh thần quyền độc lập, tự do phải gắn với một nền kinh tế tài chính riêng, ngay sau khi đọc Tun ngơn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ Chí Minh tun bố xóa bỏ tất cả những đặc quyền kinh tế đã tồn tại gần một trăm năm của thực dân Pháp mà đất nước chúng ta phải lệ thuộc Trước hết Người chủ trương: “Xoá bỏ mọi thứ thuế má nặng nề do người Pháp, người Nhật đặt ra, thi hành việc thu thuế công bằng và thấp Phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành lập Ngân hàng quốc dân, thực hiện tự chủ về quan thuế, v v ” [66, tr 138] Để giúp đất nước sớm có kinh tế và tài chính riêng, chính phủ đã chính thức phát hành đồng tiền (giấy bạc Cụ Hồ) để lưu thông nhằm khẳng định chủ quyền về kinh tế của đất nước có quyền độc lập, tự do Đến ngày 6-5- 1951, Hồ Chí Minh đã ký “Sắc lệnh số 15-SL, thành lập và quy định nhiệm vụ cho tổ chức Ngân hàng quốc gia Việt Nam” [69, tr 542]
Theo Hồ Chí Minh, tiến hành xây dựng một nền kinh tế mới độc lập, tự chủ phải hướng vào nhân dân, dựa vào những điều kiện, tiềm năng sẵn có của dân tộc, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, để không ngừng cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân Nền kinh tế mới phải chủ động hoạch định và xây dựng về đường lối phát triển kinh tế nhằm bảo đảm có đủ sức đề kháng để đứng vững trong mọi diễn biến phức tạp đe dọa quyền độc lập, tự do của dân tộc Thấu hiểu sâu sắc về mối quan hệ giữa độc lập, tự do về chính trị với độc lập tự chủ về kinh tế, trong đó độc lập về kinh tế chính là cơ sở vững chắc để bảo vệ độc lập về chính trị Hồ Chí Minh đã dẫn chứng việc xây dựng CNXH ở miền Bắc chính là tiền đề đưa lại sự thống nhất và độc lập hồn tồn cho đất nước, Người nói: “xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” [73, tr 402] Xét đến cùng, giá trị của một nền kinh tế độc lập theo Hồ Chí Minh là hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, phải đáp ứng được mọi nhu cầu của nhân dân và đó cũng chính là giá trị mà nền độc lập, tự do của dân tộc mang lại Đúng như Người đã khẳng định: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [66, tr 175]
Về văn hóa - xã hội: Dưới chế độ nơ lệ, nền văn hóa - xã hội của Việt Nam bị
thực dân Pháp chi phối, phải chịu hậu quả rất nặng nề, với trên 95% dân số nước ta mù chữ; bên cạnh đó y tế thiếu thốn, các tệ nạn xã hội và dịch bệnh diễn ra khắp mọi nơi Theo Hồ Chí Minh, dưới chế độ thực dân văn hóa xã hội hồn tồn lệ thuộc khi những quyền văn hóa tối thiểu của con người như “Tự do báo chí, Tự do du lịch, Tự do dạy và học, Tự do hội họp (tất cả những cái này đều bị những kẻ khai hoá thuộc địa ngăn cấm chúng tôi một cách dã man)” [63, tr 48] Và khi quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp vẫn muốn thực hiện âm mưu đó, “Về văn hố, các trường Việt Nam từ tiểu học đến đại học phải học bằng tiếng Pháp, không được dùng tiếng Việt” [68, tr 582]
Xuất phát từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã “ln nghĩ đến một xã hội mới, dân chủ, công bằng, nhân đạo, khác hẳn các xã hội đầy rẫy áp bức, bất cơng ở Tổ quốc mình cũng như ở nước khác, nghĩ đến một xã hội văn minh cho dân tộc mình và các dân tộc khác…” [44, tr 44] Để xây dựng một nền văn hóa độc lập, tự do hồn tồn thốt khỏi sự lệ thuộc và chi phối của thực dân Pháp, trước hết theo Hồ Chí Minh cần: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nơ dịch
của văn hóa đế quốc Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [69, tr 40] Văn hóa mới theo Hồ Chí Minh phải phản ánh được cốt cách, bản sắc, nét độc đáo của dân tộc, khơi phục những giá trị văn hóa tích cực của dân tộc, đồng thời loại bỏ đi những yếu tố tiêu cực, lạc hậu trong đời sống văn hóa thực dân; nền văn hóa mới phải thể hiện được tinh thần độc lập, tự cường, tự tơn dân tộc; văn hóa mới cần chú trọng việc giao lưu, tiếp thu những giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Người cho rằng: “Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đơng phương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ” [78, tr 350] Nền văn hóa mới phải thực sự đảm bảo cho mọi người dân Việt Nam biết đọc, biết viết; trong nền văn hóa đó người dân Việt Nam phải có quyền “… 3 Tự do báo chí và tự do ngơn luận; 4 Tự do lập hội và tự do hội họp; 5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 6 Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;…” [63, tr 441] Quan niệm về nền văn hóa mới của Hồ Chí Minh được hun đúc lại trong năm điểm: “1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4- Xây dựng chính trị: dân quyền 5- Xây dựng kinh tế” [65, tr 458]
Chủ trương xây dựng một nền văn hóa độc lập, tự do của Hồ Chí Minh cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế, giữa văn hóa với chính trị và giữa văn hóa với sự phát triển xã hội, Người khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [69, tr 246] cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và kiến thiết nước nhà Như vậy, quan điểm về văn hố mới độc lập, tự do của Hồ Chí Minh đã góp phần tạo nên những giá trị và bản sắc riêng cho văn hóa dân tộc Việt Nam Đồng thời tạo nên động lực to lớn để xóa bỏ sự lệ thuộc và chi phối về văn hóa của các thế lực ngoại
bang, đưa sự nghiệp cách mạng giải giành và giữ quyền độc lập, tự do của dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng
Về quân sự: Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, nước ta khơng có quyền làm
chủ về qn sự, quân đội Pháp đóng quân và trải đều khắp lãnh thổ Việt Nam Chúng muốn, “Về quân sự, Việt Nam có quân đội riêng, nhưng huấn luyện viên phải là người Pháp; quân đội Pháp được đóng trên đất Việt Nam và được hồn tồn tự do hành động; lúc có chiến tranh tất cả quân đội Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy của người Pháp” [68, tr 582] Nhìn thấy âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp khi muốn dân tộc ta phụ thuộc chúng về mặt quân sự, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập” [68, tr 49] Bằng tư duy và nhãn quan chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh cho rằng con đường đấu tranh giành và giữ quyền độc lập, tự do phải sử dụng chính lực lượng qn đội của chính mình, ngay trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Người đã xác định phải: “Tổ chức ra quân đội công nông” [65, tr 1] Rồi sau đó Người tiếp tục khẳng định: “Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng qn sự” [67, tr 370] Hiện thực hóa quan điểm của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của quân đội Việt Nam ra đời ngày 22-12-1944 Sự ra đời của quân đội Việt Nam là xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh cách mạng, phù hợp với quy luật khách quan, kết quả từ quá trình phát triển của các tổ chức vũ trang quần chúng Để hoàn toàn độc lập về mặt quân sự, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Xây dựng quân đội - Một quân đội nhân dân thật mạnh, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng Quân đội ta phải được trang bị đầy đủ, phải học tập nhiều để tiến bộ mãi về mặt kỹ thuật Phải luôn tăng cường cơng tác chính trị để bảo đảm là quân đội cách mạng, quân đội quyết chiến quyết thắng” [70, tr 265] Theo Người, quân đội Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và giáo dục nên phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng chứ tuyệt nhiên khơng có bất kỳ sự lệ thuộc vào lực lượng quân sự bên ngoài;