21 Thực tiễn đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam dưới chế độ thuộc địa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 57 - 60)

- Phương Tây

22 21 Thực tiễn đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam dưới chế độ thuộc địa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

dưới chế độ thuộc địa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Ngày 01-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhưng với khát vọng độc lập, tự do, nhân dân ta liên tục đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược hùng mạnh tới từ phương Tây, có tiềm lực kinh tế, quân sự và phương tiện chiến tranh hơn ta gấp nhiều lần Mở đầu là phong trào của quân và dân Quảng Nam dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, làm bàn đạp tiến vào kinh đô Huế của thực dân Pháp, khiến cho Giờ-nu-ly (Genouily) - viên chỉ huy trực tiếp cuộc xâm lược đã phải thốt lên “Cuộc chiến tranh ở nước này cịn khó hơn cuộc chiến tranh chống vương quốc Trung Hoa” [8, tr 352] Tuy nhiên, trước sức mạnh và âm mưu thơn tính nước ta của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã nhanh chóng đầu hàng Ngày 06-6-1884, nhà Nguyễn đã ký với Pháp Hiệp ước Patơnốt biến nước ta trở thành thuộc địa của Pháp, chấm dứt thời kỳ phong kiến độc lập có chủ quyền ở Việt Nam Trước sự ươn hèn của triều đình Huế và sức mạnh của thực dân Pháp, không chịu thân phận nô lệ, không chịu mất nước, mất quyền độc lập, tự do của dân tộc, nhân dân Việt Nam từ mọi miền đất nước đã nhất tề đứng lên chống Pháp để đòi lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Điều đó về sau đã Hồ Chí Minh nhận xét: “Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam Bọn vua quan và phong kiến đê tiện và hèn nhát đầu hàng và câu kết với bọn đế quốc để tiếp tục nô dịch nhân dân Việt Nam nhiều hơn, khiến nhân dân Việt Nam khổ cực không kể xiết Nhưng đại bác của bọn đế quốc khơng thể át tiếng nói u nước của nhân dân Việt Nam” [74, tr 29-30] Tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gị Cơng; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá; Hưởng ứng phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết, rất nhiều văn thân, sĩ phu mặc dù xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng họ quyết tâm đứng về phía nhân dân, cùng nhân dân chiến đấu Phong trào Cần Vương đã tập hợp “hàng triệu quần chúng nhân dân trên cơ sở thống nhất giữa lòng yêu nước, đã một lòng đứng dậy chống giặc cứu nước” [13, tr 277] Nghĩa quân Cần Vương đã lập nên nhiều chiến cơng oanh liệt ở Hương Khê, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy, v v Bên cạnh phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của

nông dân Yên Thế do Hồng Hoa Thám đứng đầu đã huy động được đơng đảo lực lượng tham gia và luôn được nhân dân che chở, nên đã tạo nên cuộc khởi nghĩa lớn nhất, bền bỉ nhất trong phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Thực tế đó đã chứng minh, trên đất nước Việt Nam, bất cứ ở nơi nào có thực dân Pháp xâm lược thì ở đó đều có sự nổi dậy của quần chúng nhân dân Tuy nhiên, dù có lịng u nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu quật cường, khát vọng giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc nhưng phong trào khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu cũng không vượt qua được hạn chế về ý thức hệ phong kiến, chưa có đường lối đúng và phương pháp cách mạng, không bắt kịp xu thế của thời đại, khơng đồn kết được lực lượng để tạo sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc Vì vậy, dù đã viết nên những trang sử oanh liệt nhưng khơng đi đến thành cơng, mà “chỉ có thể dấy lên rồi tắt, chính vì thiếu lực lượng lãnh đạo đủ năng lực” [43, tr 15] Đây chính là bài học sâu sắc về việc lãnh đạo, huy động sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc

Đầu thế kỷ XX, tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất do thực dân Pháp thực hiện, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa và chuyển biến sâu sắc Ngoài các giai cấp cũ đã tồn tại trước đó, một số giai cấp và tầng lớp mới đã ra đời như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản đã góp phần tạo ra những động lực bên trong thúc đẩy phong trào đấu tranh vì độc lập, tự do bước sang giai đoạn mới Bên cạnh đó, các trào lưu cải cách từ Nhật Bản, Trung Quốc thổi vào Việt Nam đã làm cho phong trào yêu nước của nhân dân ta từng bước chuyển sang khuynh hướng đấu tranh theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản với các đại điện là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông Du với tinh thần quyết hy sinh, xả thân vì quyền độc lập, tự do của dân tộc Ông chủ trương sử dụng con đường bạo động và trên tinh thần cầu viện Nhật Bản trong q trình đấu tranh GPDT Cịn Phan Châu Trinh khởi xướng phong trào Duy Tân với chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, có nghĩa muốn đấu tranh và giành chiến thắng trước kẻ thù thì cần mở mang nhận thức của nhân dân, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân, nâng cao đời sống của nhân dân Đặc biệt, Phan Châu Trinh có tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ” với chủ trường

dựa vào Pháp để cầu tiến bộ rồi sau đó sẽ tiến hành đấu tranh chống thực dân Pháp trên tất cả các mặt kinh tế, văn hố, chính trị Đánh giá về tư tưởng của Phan Châu Trinh, chí sĩ Phan Bội Châu đã viết: “Cụ thì muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền, dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ Cịn ý tơi thì trước muốn đánh đổ người Pháp, chờ nước mình độc lập rồi, mới bàn đến việc khác Vì thế mà đương lúc đánh với Pháp, phải lợi dụng quân chủ ( ) Cụ thì muốn đi theo lối dựa Pháp đánh đổ vua, tôi ưng đi theo lối bài Pháp phục Việt, sở dĩ mâu thuẫn với nhau là vì thế” [20, tr 116] Dù có tiến bộ hơn so với các phong trào khởi nghĩa trước đó nhưng phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản cũng nhanh chóng thất bại Nhận xét về những hạn chế, sai lầm của thất bại đó, Hồ Chí Minh viết: “Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương… chẳng khác nào xin giặc rũ lòng thương… Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”” [141, tr 12] Tuy nhiên, con đường đấu tranh của hai ông theo khuynh hướng dân chủ tư sản cũng ít nhiều có ảnh hưởng nhất định đến Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, CMVN có sự chuyển biến mới, đặc biệt là những năm cuối của thập niên hai mươi Giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, dần trưởng thành từ tự phát đến tự giác, từng bước thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc Song, vì thiếu cơ sở lý luận, thiếu một đường lối và biện pháp cụ thể, nên chưa thể tạo được khối ĐĐK, không thể phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của giai cấp công nhân Việt Nam chưa thật sự triệt để và chưa bộc lộ được tính chất độc lập, tiên phong của của mình CMVN tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, bế tắc như khơng có đường ra Hồ Chí Minh kết luận: “Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam khơng ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam” [74, tr 30] Thực tế lịch sử đó đặt ra cho cả dân tộc, cho mỗi người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ là phải tìm ra một hệ tư tưởng, một

con đường cứu nước đúng đắn và khoa học để giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc

Nhìn chung, thực tiễn đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tiếp nối truyền thống đấu tranh hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm vì khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam Và hành trình tìm đường cứu nước, GPDT của Nguyễn Tất Thành với mục tiêu giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc càng minh chứng rõ ràng cho điều ấy

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w