Thực tiễn đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do của dân tộc trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 60 - 62)

- Phương Tây

22 Thực tiễn đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do của dân tộc trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi xã hội Việt Nam chìm trong khủng hoảng, “tình hình đen tối như khơng có đường ra” [74, tr 401], cách mạng thế giới cũng đang có những biến chuyển to lớn Chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển nhanh chóng chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền

(giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) Đúng như V I Lênin đã kết luận: “1 Những năm 60 và những năm 70, cạnh tranh tự do phát triển đến tột điểm … 2 Sau cuộc khủng hoảng năm 1873 là thời kỳ những cácten phát triển rộng rãi, nhưng những cácten vẫn còn là ngoại lệ 3 Thời kỳ phồn vinh cuối thế kỉ XIX và cuộc khủng hoảng trong những năm 1900-1903: những cácten trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế Chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc” [99, tr 206-207] Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết đối với các nước đế quốc về thị trường, “chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành một hệ thống có tính chất toàn thế giới của một nhúm nhỏ các nước “tiên tiến” đi áp bức thuộc địa và dùng tài chính để bóp nghẹt đại đa số nhân dân thế giới” [97, tr 389] Đó chính là ngun nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược của CNĐQ đối với các nước vừa và nhỏ trên thế giới

Với sức mạnh quân sự và tiềm lực kinh tế vững mạnh, CNĐQ đã nhanh chóng xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh Quá trình xâm lược của CNĐQ đã làm các nước thuộc địa mất đi quyền độc lập tự do, mâu thuẫn dân tộc xuất hiện và ngày càng trở nên gay gắt giữa các nước thuộc địa với CNĐQ thực dân Để giải quyết mâu thuẫn này, từ giữa thế kỉ XIX đã có rất nhiều cuộc đấu tranh chống lại CNĐQ

nổ ra ở khắp nơi trên thế giới nhằm đòi lại quyền độc lập, tự do của các dân tộc Tiêu biểu là “các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ (Xipay -1857-1859), cuộc đấu tranh của nhân dân Giava dưới sự lãnh đạo của Đipônêgôra (1825-1830)… và những cuộc kháng cự sau đó của nhân dân Miến Điện (vào những năm 1852 - 1885), những cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp của các câu lạc bộ Angiêri từ 1830 đến 1847 dưới sự lãnh đạo của Apđen Kađe, và các cuộc nổi dậy chống xâm lược của nhân dân Ai Cập, Xu đăng… ” [8, tr 126] Mặc dù các cuộc đấu tranh diễn ra rất quyết liệt với nhiều hình thức và màu sắc chính trị khác nhau nhưng đều ở trạng thái tự phát, thiếu tổ chức, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và nhanh chóng thất bại

Đến những năm đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do tiếp tục diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các dân tộc thuộc địa, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêxia, đặc biệt là ở Đông Dương Sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng độc lập, tự do Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh chống xâm lược ở giai đoạn này cũng khơng giành được thắng lợi vì thiếu tổ chức, một đường lối lãnh đạo đúng đắn Sau này Hồ Chí Minh đánh giá: “Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao… Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu Nếu hiện nay nơng dân vẫn cịn ở trong tình trạng tiêu cực, thì ngun nhân là vì họ cịn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo” [63, tr 311] Đến năm 1917, dưới sự lãnh đạo của V I Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công theo con đường CMVS, cùng với đó là các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hồ XHCN Xơviết (1922) Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng về việc giải phóng các dân tộc bị áp bức và gây tiếng vang lớn, tác động mạnh mẽ đến các dân tộc thuộc địa Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay Cách mạng Tháng Mười đã mở ra trước mắt họ

thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” [73, tr 164] Từ đó, Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành cơng, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam” [64, tr 304] Sức ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự lãnh đạo của V I Lênin đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các Đảng cộng sản ở cả châu Âu và châu Á, như ở Đức, Phần Lan, Hunggari, Ba Lan vào năm 1918; Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), ở Mỹ, Đan Mạch vào năm 1919; ở Anh, Pháp, Inđônêxia, Ấn Độ vào năm 1920; ở Trung Quốc vào năm 1921 Đặc biệt Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với cách mạng nước này, đồng thời có những tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng

Như vậy, chính sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh GPDT giành lại quyền độc lập, tự do của các dân tộc trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ảnh hưởng của nó đối với thế giới, đã giúp Hồ Chí Minh đánh giá được sự đúng đắn của các con đường đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Rõ ràng, chính điều kiện thực tiễn đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và thế giới là những yếu tố rất phong phú và đầy sức sống có ảnh hưởng sâu sắc cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w