Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế trên cơ sở nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 105 - 108)

tinh thần tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã xác định: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới” [77, tr 675] Vì vậy, Người ln đặt cách mạng Việt Nam vào trong trong quỹ đạo của cách mạng thế giới, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ, giúp đở của các lực lượng, mở rộng đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, với tinh thần tự lực, tự cường và Người luôn nêu cao khẩu hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính” Người ln nhắc nhở rằng: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà

cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập” [69, tr 445] Với nhãn quan và trí tuệ thiên tài, Hồ Chí Minh phân tích mâu thuẫn xã hội bằng cách đặt các quyền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc lên trên hết, từ đó, Người xác định kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam chính là CNĐQ thực dân và đó cũng là kẻ thù chung của nhân loại yêu chuộng hịa bình trên tồn thế giới Để tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, cần phải phân biệt được đâu là bạn và đâu là kẻ thù, có như vậy mới tranh thủ được tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của các dân tộc có chung kè thù, có mong muốn hịa bình, độc lâp, tự do Người nói: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù” [75, tr 453] Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do Tuy nhiên, ngay sau đó, đất nước rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cả trong và ngồi nước Trong khi đó, chính quyền cách mạng của ta cịn non trẻ, vì vậy, bên cạnh các nhiệm vụ kiến thiết nước nhà, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới Một mặt là để tăng cường củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, giao hợp tác hợp tác với các nước bên ngoài; một mặt là để nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế Đồng thời, mở rộng quan hệ với các nước vừa giành được độc lập, góp phần thúc đẩy phong trào chống đế quốc thực dân

Trước tiên, Hồ Chí Minh đã sang Pháp để tiếp xúc với lực lượng cách mạng tiến bộ ở Pháp, đi sang các xứ thuộc địa của Pháp và thế giới để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Thắng lợi của CMVN với thành công của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân u chuộng hịa bình trên tồn thế giới đã dành những sự ủng hộ to lơn cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, đặc biệt nhất chính là sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và chí tình chí nghĩa của hệ thống XHCN ở Liên Xô, Trung Quốc; các Đảng Cộng sản, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Mặt trận đoàn kết quốc tế cùng với mặt trận đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia và mặt trận đoàn kết trong nước (ba tầng mặt trận) Bên cạnh sự ủng hộ của nhân dân các nước XHCN , Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước như Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện… Ở các nước thuộc địa của Pháp

như Mađagatxca, Tuynidi, Marốc, Ăngiêri… Điều đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn góp phần giúp CMVN giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Đầu tiên là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hịa bình được lập lại ở Đơng Dương, đã chấm dứt chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ quyền độc lập, tự do của đất nước chính là minh chứng đúng đắn, chủ động, sáng tạo trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với CMVN mà Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế một lần nữa được Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào năm 1957: “Chúng ta cần tranh thủ hơn nữa sự đồng tình quốc tế và tiếp tục đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ” [72, tr 500]

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chủ trương vận động, kêu gọi nhân dân yêu chuộng hịa bình trên tồn thế giới, các tổ chức của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh có hành động phản đối sự xâm lược của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam, yêu cầu Mỹ nhanh chống rút quân và tôn trọng quyền độc lập, tự do của Việt Nam Ngày 22- 4 - 1967, Hội nghị Lơke đã được tổ chức để lên án cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã gửi điện cảm ơn tới các vị đứng đầu năm nước Cộng hồ Arập thống nhất, Angiêri, Ghinê, Mơritania và Tandania: “Chúng tơi coi đó là một sự ủng hộ quý báu đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của chúng tơi và là một biểu hiện đẹp đẽ của tình đồn kết giữa nhân dân các nước Á, Phi” [77, tr 331] Với những sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới cùng với sức mạnh nội sinh của dân tộc đã mang đến thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc

Như vậy, việc tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân quốc tế đối với CMVN, nhất là sự giúp đỡ, ủng hộ hết lòng của các nước XHCN; các nước bạn bè và mặt trận nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ luôn luôn cổ vũ để sựu nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi Hồ Chí Minh đánh giá: “Sự đồn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn đối với chúng tơi Đúng là trước hết chúng tơi phải dựa vào sức mình, song chúng tơi cịn

được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhân dân các nước khác Và như vậy, chúng tơi vừa có cả sức mạnh của mình, vừa có cả sức mạnh của sự đồn kết quốc tế” [77, tr 675] Đó là một thắng lợi lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khi đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dựa trên cơ sở tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh của khối ĐĐK dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w