22 Bổ sung và phát triển những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của thời đạ

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 125 - 131)

- Học tập, tiếp thu những thành tựu khoa họ c kỹ thuật tiên tiến của thế giớ

41 22 Bổ sung và phát triển những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của thời đạ

của thời đại

- Thứ nhất, Hồ Chí Minh phát triển, bổ sung và làm phong phú thêm quan

điểm về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin

Đối với cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của dân tộc thuộc địa trên tồn thế giới, học thuyết cách mạng của CNMLN chính là cơ sở lý luận và phương pháp cách mạng khoa học để hình thành, xây dựng nên những nhận thức mới về vấn đề thực hiện đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc Tuy nhiên, trong học thuyết của mình, C Mác lại chủ yếu tập trung luận giải vấn đề GPDT trên phương diện đấu tranh giải phóng của giai cấp vơ sản chống lại giai cấp tư sản Quan điểm về vấn đề dân tộc của học thuyết Mác lúc bấy giờ được nhìn nhận trên khía cạnh là vấn đề dân tộc tư sản, nó ra đời và được củng cố bởi chủ nghĩa tư bản Vì lẽ đó, trong lý luận của học thuyết Mác, vấn đề đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc chỉ được xếp sau vấn đề giải phóng giai cấp, xem vấn đề giải phóng giai cấp chính là cơ sở điều kiện để thực hiện sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, các vấn đề dân tộc được xem xét như là hệ quả tất yếu của vấn đề giai cấp nên cần phải được giải quyết dựa trên cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Điều đó đã được C Mác khẳng định: “Hãy xố bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xố bỏ” [103, tr 624] Ơng cũng cho rằng: “Cu ộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc Đương nhiên là trước hết, giai cấp vơ sản mỗi nước phải thanh tốn xong giai cấp tư sản nước mình đã” [103, tr 611]

Khi phát triển lên thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, các nước đế quốc tiến hành xâm chiếm thuộc địa với mục đích là mở rộng và phân chia lại thị trường của thế giới Điều đó đã làm cho vấn đề dân tộc trong thời kỳ này đã chuyển sang giai đoạn mới mà vấn đề nổi bật là thực hiện cách mạng để GPDT giành lại quyền độc lập, tự do thật sự ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Trong hồn cảnh đó, V I Lênin trên cơ sở kế thừa và vận dụng học thuyết Mác, ông đã phát triển vấn đề dân tộc của Mác lên một tầm cao mới Theo Lênin, sự nghiệp đấu tranh giành quyền

độc lập, tự do và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải có sự gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vơ sản ở chính quốc Ơng khẳng định: “Cuộc cách mạng xã hội chỉ có thể tiến hành được dưới hình thức một thời đại kết hợp cuộc nội chiến của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong các nước tiên tiến, với cả một loạt phong trào dân chủ và cách mạng, kể cả những phong trào giải phóng dân tộc trong các nước chưa phát triển, lạc hậu và bị áp bức” [92, tr 146] Trên cơ sở đó, Lênin đi đến kết luận: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cách mạng ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình, khơng phải thế, đó sẽ là cuộc đấu tranh của tất cả các thuộc địa và tất cả các nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế” [98, tr 370] Như vậy, đối với học thuyết cách mạng của V I Lênin, vấn đề dân tộc và phong trào đấu tranh giành quyền độc lập, tự do ở các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đã được coi trọng, trở thành một bộ phận có mối quan hệ mật thiết với phong trào cách mạng thế giới Quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và đấu tranh giành lại quyền dân tộc rất có giá trị đối với tất cả các dân tộc đang khao khát quyền độc lập, tự do Nó như những hạt mưa đổ xuống trong bầu trời nắng gắt, nó giúp cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc giải được cơn khát về con đường cứu nước giành lại quyền độc lập, tự do

Đối với Hồ Chí Minh, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cũng như khát vọng của dân tộc, Hồ Chí Minh ln biết xác định và kết hợp một cách nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ giải phóng giai cấp với nhiệm vụ đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc Là công dân của một nước thuộc địa, với sự am hiểu sâu sắc về đặc điểm và khát vọng của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy ở các dân tộc thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với CNĐQ thực dân xâm lược chính là mâu thuẫn lớn nhất và sâu sắc nhất Do đó, Người đã đặt nhiệm vụ chống đế quốc để giành quyền độc lập, tự do của dân tộc lên hàng đầu và xem đó là mục tiêu chiến lược trên hết và trước hết, cịn nhiệm vụ giải phóng giai cấp cần được tiến hành từng bước Trong Chánh

là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [65, tr 1] Có nghĩa là làm cách mạng địi lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc trước rồi mới làm cách mạng ruộng đất Bởi theo Người, các dân tộc chỉ có được quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, các tầng lớp giai cấp sẽ chỉ được giải phóng khi dân tộc đó giành được quyền độc lập, tự do thật sự Vì vậy, Người khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc” [32, tr 113] Bởi “nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được” [32, tr 113] Quan điểm đó của Hồ Chí Minh thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về vấn đề dân tộc và giai cấp của CNMLN vào điều kiện cụ thể của CMVN Điều đó khơng có nghĩa là sẽ làm suy giảm động lực của các bộ phận giai cấp đối với sự nghiệp cách mạng, mà ngược lại còn khiến họ trở nên hăng hái hơn Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ đừng tưởng rằng chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân sẽ giảm bớt sức chiến đấu Không, nông dân càng không giảm bớt sự hăng hái đấu tranh mà vẫn nỗ lực đấu tranh mạnh hơn vì trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát” [32, tr 120] Đồng thời, Người cũng phê phán sự vận dụng một cách cứng nhắc và rất máy móc quan điểm về đấu tranh giai cấp của CNMLN, khi cho rằng: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà khơng xét hồn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” [67, tr 312] Theo Hồ Chí Minh, việc xác định nhiệm vụ đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc lên trên hết khơng có nghĩa là Đảng ta thủ tiêu vấn đề đấu tranh giai cấp Trong cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Người khẳng định: “Vấn đề giai cấp đấu tranh vẫn tồn tại mãi Nhưng trong giai đoạn hiện tại, quốc gia trên hết, thì tất thảy những yêu sách của bộ phận mà có hại đến quyền lợi của tồn thể, của giai cấp mà có hại cho đến quyền lợi của dân tộc, thì phải gác lại để giải quyết sau” [32, tr 113] Đó là những đánh giá mới mẻ, sâu sắc, rất độc đáo và sáng tạo của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, đây là một luận điểm sáng tạo rất lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc

Mặc dù có lúc, những sáng tạo đó của Hồ Chí Minh đã bị Quốc tế Cộng sản và một bộ phận những người cộng sản Việt Nam hiểu sai, dẫn đến việc Người bị phê phán rằng là người có tư tưởng dân tộc vị kỷ hẹp hịi Nhưng thực tiễn cách mạng thế giới, đặc biệt là sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai đã minh chứng cho sự đúng đắn trong tư tưởng của Người Đó chính là lí do để Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược quay trở lại với chủ trương nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đã nêu lên trong Chánh cương vắn tắt của Đảng vào tháng 2 năm 1930 Trên cơ sở đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và hạnh phúc

Như vậy, với trí tuệ thiên tài và mẫu mực của mình, Hồ Chí Minh đã nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo CNMLN vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đồng thời, những luận điểm của Người đã góp phần bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng lý luận của CNMLN và cách mạng thế giới về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc Đánh giá về đóng góp của Hồ Chí Minh đối với kho tàng lý luận của CNMLN, ơng Gớt Hơn - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là hiện thân đầy đủ nhất của lợi ích dân tộc Việt Nam và cũng là một lãnh tụ của phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới Những cống hiến của Đồng chí đối với phong trào cách mạng thế giới và kho tàng tư tưởng mác - xít sẽ đời đời sống mãi và sẽ được đời đời quý trọng” [138, tr 175-176] Nhà nghiên cứu Nhật Bản Shingo Shibata nhận xét: “Những cống hiến lớn của Người đã góp phần đào sâu và phát triển lý luận của chủ nghĩa Lê - nin đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa … đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lý luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa” [138, tr 220], và ơng cho rằng: “Cụ Hồ Chí Minh cịn có một đóng góp quan trọng về mặt lý luận và tư tưởng, Người đã đặc biệt làm sâu thêm lý luận về vấn đề dân chủ, quyền dân tộc tự quyết và những quyền dân tộc cơ bản” [138, tr 225]

- Thứ hai, Hồ Chí Minh phát triển và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với quyền con người

Một trong những giá trị nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc chính là việc Người đã phát triển và giải quyết đúng đắn mối quan

hệ biện chứng giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc và quyền con người Theo Hồ Chí Minh, quyền độc lập, tự do của dân tộc không những không tách rời khỏi quyền con người mà nó cịn chính là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền con người

Xuất thân là công dân của một nước thuộc địa, hơn ai hết chính Hồ Chí Minh là người cảm nhận và thấu hiểu được bao nỗi khổ nhục của một người dân sống trong cảnh đất nước bị nô lệ Nếu đất nước mất đi quyền độc lập, tự do thì nhân dân của đất nước đó cũng khơng có quyền con người, khơng được hưởng các giá trị của tự do, hạnh phúc Đây cũng chính là lý do khiến Hồ Chí Minh quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước giành lại quyền độc lập, tự do thật sự cho dân tộc, từ đó mới có thể xây dựng một chế độ xã hội vừa đảm bảo được quyền độc lập, tự do của dân tộc vừa đảm bảo được các quyền làm chủ cơ bản của con người Như chúng ta đã biết, tất cả những tư tưởng tiến bộ về tự do, bình đẳng, bác ái được xây dựng ở nhiều nước phương Tây, chủ yếu là đề cập đến quyền của mỗi cá nhân Đó là điều cũng đúng với lẽ tự nhiên nhưng đối với thời kỳ mà CNĐQ, thực dân đang ra sức áp bức bóc lột, xâm chiếm thuộc địa và áp đặt sự cai trị tàn bạo của mình lên các dân tộc nhỏ, yếu thì nó vẫn chưa phản ánh hết giá trị vốn có của mình Quan điểm của Hồ Chí Minh về “Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Độc lập” [66, tr 511] chính là một sự kết hợp tài tình các giá trị cơ bản của quyền độc lập, tự do của dân tộc với giá trị về quyền con người Bản Tun ngơn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1945 đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, Người đã kế thừa những tư tưởng tiến bộ về quyền con người của nhân loại được thể hiện trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ (1776) và nước Pháp (1791) Người đã trích một đoạn trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [66, tr 1] và trích dẫn bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [66, tr 1] Điều đó có nghĩa là quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền bình đẳng của con người như là một điều hiển nhiên, một quy

luật tất yếu của tự nhiên, của nhân loại Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm đó, Hồ Chí Minh đã phát triển lên một tầm cao mới với câu nói bất hũ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [66, tr 1] Như vậy, theo Hồ Chí Minh, nếu quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người là hiển nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm thì suy rộng ra quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền bình đẳng của các dân tộc, các quốc gia với tư cách là tập hợp của các cá nhân con người cùng chung sống cũng là hiển nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, đó là một lẽ phải mà khơng ai có thể chối cãi được

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, khi giải quyết mối quan hệ giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với quyền con người, Người ln được đặt trong sự gắn bó chặt chẽ, biện chứng với nhau, trong đó quyền tự do cá nhân phải luôn được đặt trong sự độc lập, tự do và phát triển của dân tộc Bởi quyền lợi của mỗi cá nhân con người không bao giờ tách khỏi quyền độc lập, tự do của một dân tộc, con người khơng thể có quyền tự do, hạnh phúc khi đất nước mất đi quyền độc lập, tự do Một trong những luận điểm nổi tiếng của Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính thống nhất, biện chứng, khơng thể tách rời giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với quyền con người chính: “là làm sao cho nước ta được hồn tồn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [66, tr 187] Thực tế lịch sử đã chứng minh, một khi con người tách khỏi cộng đồng dân tộc thì

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 125 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w