Xây dựng nền văn hóa, giáo dục tồn dân là mục tiêu và động lực của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 103 - 105)

nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Với tinh thần lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa chính là mục tiêu và động lực của sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” [66, tr 40] Thực hiện sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, ngày 8 - 9 - 1945, chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để tiến hành diệt giặc dốt, bởi theo Người: “Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” [66, tr 7] Cho nên: “Thanh tốn nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hố…

Nâng cao trình độ văn hố của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [72, tr 459] Đó cũng là lý do để Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Chống nạn thất học vào ngày 4 - 10 - 1945, trong đó Người khẳng định: “Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu Mọi người Việt Nam… phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [66, tr 40] Quan điểm nêu trên của Hồ Chí Minh đã được hiện thực hóa trong Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” của Đảng, khi nhấn mạnh: “Về văn hóa, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động văn hóa cứu quốc, kiến thiết nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc: khoa học hóa, đại chúng hóa, dân tộc hóa” [33, tr 28] Chỉ thị đã khơi dậy lịng tự tơn dân tộc, nhanh chóng đi sâu vào tâm trí của mọi người dân, ai ai cũng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải đẩy lùi nạn mù chữ, phải gắng biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Từ đó, một phong trào bình dân học vụ bắt đầu được hình thành và lan rộng ra khắp cả nước từ nông thôn đến thành thị với tinh thần: “người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng biết thì con bảo, người ăn người làm khơng biết thì chủ nhà bảo, ” [66, tr 41] Kết quả là “chỉ một năm sau ngày phát động phong trào đã tổ chức được 75 000 lớp học với trên 95 000 giáo viên; trên 2 500 000 người biết đọc, biết viết” [148]; “Nhân dân lao động tham gia học tập ngày càng nhiều Số trường phổ thông và số học sinh tăng gấp bội Việc đào tạo cán bộ chuyên môn được chấn chỉnh và mở rộng dần dần” [70, tr 531] Sau này, trong xây dựng nhà nước dân chủ mới, Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh về xây dựng văn hóa: “Phải xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng Phải nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân Phải đề xướng đạo đức công dân tức là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, bảo vệ của công Phải chống văn hóa nơ lệ của đế quốc và phong kiến Phải tăng cường cơng việc vệ sinh, phải phát triển báo chí ” [70, tr 265-266]

Bên cạnh đó, việc xây dựng lại văn hóa đời sống cũng được Hồ Chí Minh quan tâm để tạo dựng đời sống mới, nếp sống mới cho nhân dân Bởi như Người nhận xét: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện Nó đã dùng mọi thủ

đoạn hịng hủ hố dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ơ và những thói xấu khác” [66, tr 7] Quán triệt sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã phát động phong trào toàn dân “Xây dựng đời sống mới” và ngày 3 - 4 - 1946, Ủy ban vận động đời sống mới củaTrung ương được thành lập Gần một năm sau, tháng 3 - 1947, Hồ Chí Minh cơng bố tác phẩm “Đời sống mới”, và theo Người: “Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [67, tr 112] Mục đích của việc xây dựng đời sống mới là: “Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [67, tr 113] và “Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho cơng cuộc cứu quốc và kiến quốc” [67, tr 111] Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, đời sống văn hóa - xã hội của nhân dân ta đã có sự chuyển biến rõ rệt và nhanh chóng trở thành mặt trận quan trọng để xây dựng một xã hội mới thực sự do nhân dân làm chủ, hình thành nên những con người mới sẵn sàng hy sinh vì quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc

Hiện nay, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh Hiện nay, vai trị của văn hóa - xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và khẳng định rằng: Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp giành và giữ quyền độc lập, tự do của dân tộc

3 2 2 Điều kiện quốc tế

Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến sức mạnh thời đại, Người xem việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại chính là điều kiện quan trọng góp phần giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w