lãnh thổ
Quyền độc lập, tự do của dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải thể hiện trên góc độ là một quốc gia có chủ quyền, có sự thống nhất và toàn vẹn về lãnh thổ Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ý thức về chủ quyền quốc gia, thống nhất đất nước đã ăn sâu vào trái tim, tư tưởng của mỗi người dân đất Việt, trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến
thắng các thế lực ngoại xâm, bảo vệ quyền độc lập, tự do và thống nhất của đất nước Theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do của dân tộc và thống nhất đất nước là một quy luật tồn tại và phát triển, là nguyện vọng của dân tộc Việt Nam Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ý chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước không bao giờ lay chuyển” [75, tr 245] và “Đấu tranh cho thống nhất là con đường sống của nhân dân Việt Nam” [73, tr 272]
Sau Hiệp ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp căn bản hồn thành cơng cuộc bình định Việt Nam, trên cơ sở đó chúng áp đặt ách thống trị đối với dân tộc, chúng thi hành chính sách chia để trị, chúng lập ra cái gọi là “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp, gồm 5 xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cao Miên) do một viên Tồn quyền người Pháp đứng đầu Chính sách chia để trị của thực dân Pháp, sau này được Hồ Chí Minh nhận xét: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết” [66, tr 1] Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các cuộc đấu tranh GPDT giành lại quyền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc diễn ra sôi nổi khắp mọi nơi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi đúng như tơn chỉ mà Hồ Chí Minh đã đặt ra ngay từ đầu: “Là giành lại hịa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta” [69, tr 35]
Tuy nhiên, quyền độc lập, tự do của dân tộc vừa mới giành lại khơng bao lâu thì thực dân Pháp tiếp tục mưu đồ xâm lược chúng ta lần thứ hai Vì vậy, tồn dân tộc lại tiếp tục đứng lên đấu tranh với mục đích: “để giữ lấy và phát triển những thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, tức là hịa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ” [69, tr 36] Trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi!” [66, tr 280] Hồ Chí Minh ln trăn trở rằng: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ khơng n” [66, tr 470] Vì vậy, Người đã quyết định sang Pháp với mục đích là: “giải quyết vấn đề Việt Nam độc lập, cùng Trung, Nam, Bắc thống nhất” [66, tr 468] Tại nước Pháp, khi trả lời các nhà báo, các nhà nhiếp ảnh, các nhà chiếu bóng - những vị khách của ba chính đảng trọng yếu trong nước Pháp vào ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ quan điểm: “dân tộc Việt Nam đòi
thống nhất và độc lập” [66, tr 392] Rõ ràng mục đích chuyến đi Pháp của Hồ Chí Minh khơng gì khác ngồi việc khẳng định sự độc lập và thống nhất cho dân tộc Việt Nam Từ nước Pháp trở về, Hồ Chí Minh tuyên bố khẳng định với quốc dân đồng bào rằng: “Vì hồn cảnh hiện thời ở nước Pháp, mà hai vấn đề chưa giải quyết được, cịn phải chờ Nhưng khơng trước thì sau, tơi dám quyết rằng: Việt Nam nhất định độc lập, Trung, Nam, Bắc nhất định thống nhất” [66, tr 468] Người lập luận: “Trung, Nam, Bắc, đều là đất nước Việt Nam Chúng ta đều chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em Nước có Trung, Nam, Bắc, cũng như một nhà có ba anh em Cũng như nước Pháp có vùng Noócmăngđi, Prơvăngxơ, Bơxơ Khơng ai có thể chia rẽ con một nhà, khơng ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng khơng ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta” [66, tr 470] Lập luận đó của Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, theo Người: “Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất” [66, tr 537] Ngay trong các thư, điện văn do Hồ Chí Minh gửi tới Liên Hiệp quốc và Chính phủ các nước sau khi đất nước giành lại được quyền độc lập, tự do đã tiếp tục thể hiện quyết tâm của dân tộc Việt Nam là kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Với lòng kiên định rằng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một và sẽ khơng có bất kỳ ai được phép xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy Và vì những lẽ đó mà theo Hồ Chí Minh, nhân dân Viêt Nam sẽ quyết tâm kháng chiến đến cùng, quyết tâm giành lại cho kỳ được sự thống nhất và độc lập thật sự, từ đó sẽ đưa cả nước tiến lên CNXH
Với ý chí và quyết tâm của tồn dân tộc, cuộc kháng chiến chống thực Pháp của nhân dân ta đã giành thắng lợi vẽ vang, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ “công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam” [74, tr 93] Tuy nhiên với việc ký kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ khác nhau Nhận thấy bản chất âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai ở Miền Nam, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định
sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, khơng ai chia cắt được đó là nguyện vọng thiết tha của tồn thể nhân dân ta từ Bắc đến Nam, mà cũng là sự mong muốn chung của nhân dân u chuộng hịa bình thế giới” [72, tr 102] Người xác định mục đích của dân tộc Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ khơng có gì khác ngồi việc tiếp tục đấu tranh “để củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc” [69, tr 2] Để đạt được mục đích đó, Người cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn thể dân tộc ta là: “Phải ra sức phấn đấu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà và góp phần bảo vệ hồ bình ở Đơng Nam Á và thế giới” [74, tr 626] Mặc dù vậy, đế quốc Mỹ là một cường quốc thế giới nên để có cơ chiến thắng, Hồ Chí Minh đã chú trọng tập hợp, xây dựng lực lượng với chủ trương mở rộng và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, Người nêu rõ: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, thì chúng ta sẵn sàng đồn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, dù từ trước đến nay họ đã theo phe phái nào” [72, tr 104] Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra khốc liệt, tại Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: “Đại hội lần này sẽ soi sáng hơn nữa con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta nhằm hồ bình thống nhất đất nước Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà”” [74, tr 674] Quan điểm của Người đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta Cho đến cuối đời, trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn ln bày tỏ một niềm tin và khát vọng rằng: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” [77, tr 612] Và điều mong muốn cuối cùng của Người đó là: “Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [77, tr 624] Thực hiện lời di huấn của Người, nhân dân ta đã tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyết tâm chiến đấu và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, đưa non sông về một mối vào mùa Xuân năm 1975, đưa cả nước tiến lên CNXH