Đấu tranh để giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc là mục tiêu, lẽ sống, khát vọng của dân tộc Việt Nam và Hồ Chí Minh Tuy nhiên, mục tiêu và khát vọng đó chỉ thật sự có được và đầy đủ khi nó mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và phồn vinh thật sự cho nhân dân Sinh thời Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [64, tr 292] Luận điểm này của Hồ Chí Minh là hồn toàn khác với lý luận và thực tế của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới mà Người đã tự mình tìm hiểu Nếu con đường cứu nước của các thế hệ cha ông đi trước thường gắn ĐLDT với phong kiến, hoặc thậm chí là chủ nghĩa tư bản thì Hồ Chí Minh lại lựa chọn cho mình một con đường đi mới Với trí tuệ thiên tài của mình, đã nghiên cứu, so sánh các cuộc cách mạng khác
nhau trên thế giới; các học thuyết về xã hôi… đặc biệt sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc là con đường phát triển liên tục từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng XHCN , phải gắn ĐLDT với CNXH Bởi theo Người, CNXH là cơ sở và là điều kiện để đảm bảo cho quyền độc lập, tự do của dân tộc, cho con đường phát triển của dân tộc Và chỉ có CNXH mới có đầy đủ những điều kiện để đảm bảo quyền sống, quyền tự do và mâu cầu hạnh phúc của con người Vì thế, ngay trong Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, khi hoạch định con đường phát triển cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã xác định: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [65, tr 1] Bởi vì “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [74, tr 563] Rõ ràng theo Hồ Chí Minh, dưới gốc độ cách mạng GPDT thì đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc mới chỉ là giai đoạn đầu tiên, là tiền đề, cơ sở vững chắc để tiến lên CNXH, để xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Để hiện thực hóa điều đó, Người cho rằng: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1 Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3 Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân có học hành Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập” [66, tr 175] Đó cũng là mục tiêu và lý tưởng của sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc Và ngược lại, với những đặc trưng có tính ưu việt của mình, CNXH là con đường để củng cố và bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời sống no ấm cho tồn dân ta Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất” [73, tr 383] CNXH theo Hồ Chí Minh đó là một xã hội tốt đẹp do nhân dân làm chủ, khơng cịn tình trạng người bóc lột người, xã hội cơng bằng hợp lý, có nền kinh tế phát triển cao gắn với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Theo Người, thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH là điều kiện cơ bản và
quyết định đối với dân tộc, góp phần tạo ra sức đề kháng có khả năng loại trừ và chống lại mọi âm mưu xâm chiếm đe dọa đến quyền độc lập, tự của dân tộc
Quan điểm về sự gắn bó giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của các dân tộc trong thời đại CMVS, đồng thời cũng phản ánh được mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc với các mục tiêu giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội Theo Hồ Chí Minh, chỉ có xóa bỏ tận gốc mọi áp bức, bóc lột, xây dựng nên một kiểu nhà nước mới thực sự của dân, do dân, vì dân thì mới có thể đảm bảo cho người dân lao động được quyền làm chủ Vì lẽ đó, sau khi giàng lại được quyền độc lập, tự do rồi phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là làm sao cho dân giàu và nước mạnh Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với u chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” [73, tr 401] Sau Cách mạng Tháng Tám, việc xây dựng đường lối kháng chiến, kiến quốc; chiến tranh nhân dân với phương châm toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính; thực hiện cải cách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến đó chính là biểu hiện cao nhất cho sự gắn kết giữa quyền độc lập, tự do của dân tộc với CNXH Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn với CNXH cũng là biểu hiện cho sự độc đáo và khác biệt trong sự lựa chọn con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh hồn tồn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của các dân tộc thuộc địa Quyền độc lập, tự do của dân tộc gắn với CNXH cũng thể hiện rõ tính nhân văn cao cả, tính cách mạng triệt để, tất cả đều vì ĐLDT và ấm no, tự do, phúc của nhân dân