quyền độc lập, tự do của dân tộc khác
Trải qua hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy âm mưu của CNĐQ là tìm mọi cách để chia rẽ dân tộc nhằm tạo sự biệt lập, gây ra thói thù ghét dân tộc, phân biệt chủng tộc, sự bất bình đẳng, từ đó làm suy yếu phong trào đấu tranh giành quyền độc lập, tự do ở các dân tộc thuộc địa Vì vậy, tất cả các dân tộc phải có trách nhiệm và bình đẳng với nhau trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung với tinh thần giúp bạn là tự giúp mình Với quan điểm cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, đều được hưởng quyền sung sướng và quyền tự do Hồ Chí Minh đã khơng chỉ “định vị được nền độc lập của dân tộc Việt Nam tự mình giành được trong một thế giới vừa chiến thắng chủ nghĩa phát xít, mà cịn khẳng định triển vọng cho các dân tộc bị áp bức thoát khỏi ách thuộc địa của các đế quốc phương Tây” [124, tr 13] Để đạt được mục tiêu chung, theo Người
phải: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” [64, tr 134] Những quan điểm đó của Hồ Chí Minh đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam hịa chung nhịp đập với các dân tộc thuộc địa trên thế giới trong phong trào đấu tranh vì quyền độc lập, tự do
Là một người dân yêu nước, cũng là một chiến sĩ cộng sản chân chính, Hồ Chí Minh khơng chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, mà cịn có trách nhiệm đấu tranh cho độc lập, tự do của tất cả các dân tộc bị áp bức khác như là đấu tranh cho dân tộc mình, góp phần vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng thế giới Kể từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh rất tích cực hoạt động và tổ chức nên các hội thuộc địa như “Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pháp, “Hội
liên hiệp các dân tộc bị áp bức” ở Trung Quốc; xuất bản báo “Người cùng khổ”…
để tìm cách tuyên truyền CNMLN vào các dân tộc thuộc địa, qua đó thức tỉnh tinh thần dân tộc, giúp họ nhận thấy sức mạnh của mình để đứng lên đấu tranh tự giải phóng Hồ Chí Minh cũng nhận thấy rằng vận mệnh dân tộc của Việt Nam có quan hệ mật thiết với vận mệnh của các dân tộc châu Á, nền hịa bình thế giới chỉ được thực hiện khi các dân tộc châu Á có được quyền độc lập, tự do Người khẳng định: “Bọn đế quốc cố nhiên là áp bức người An Nam, nhưng đồng thời chúng cũng áp bức cả người Trung Quốc Cho nên, chúng ta cần phải liên hiệp lại, cùng nhau chống chủ nghĩa đế quốc” [64, tr 231-232], do đó: “Chẳng những Việt Nam phải đấu tranh giành lấy độc lập dân tộc cho chính mình, mà cịn phải gánh vác trách nhiệm một phần trong sự nghiệp mưu cầu hịa bình cho tồn thế giới” [65, tr 643] Trong điện mừng Hội nghị nhà văn Á - Phi, Người viết: “Nhân dân Việt Nam chúng tơi hiểu rằng mình chiến đấu khơng những để bảo vệ độc lập, tự do của mình mà cịn để góp phần vào việc bảo vệ an ninh của phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập của các dân tộc khác và bảo vệ hồ bình thế giới” [77, tr 125] Hồ Chí Minh nhiệt liệt ủng hộ nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật, ủng hộ nhân dân Lào và Campuchia trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới Đồng thời, Người cũng kịch liệt phê
phán những tư tưởng dân tộc hẹp hòi chỉ nghĩ cho dân tộc mình mà khơng nghĩ cho dân tộc khác
Năm 1941, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Đảng và chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, cốt làm sao để thức tỉnh tinh thần dân tộc ở mỗi nước Trên tinh thần đó, Đảng và Việt Minh “phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra Đơng Dương độc lập đồng minh” [32, tr 122], để tiến tới thành lập mặt trận chung của ba nước nhằm củng cố và tăng cường khối đồn kết giữa ba dân tộc, đó là nhân tố chiến lược, đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước Với chủ trương “Đoàn kết Việt - Miên - Lào chống Pháp”, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã giao cho quân đội ta nhiệm vụ vừa giúp bạn tổ chức, xây dựng lực lượng, vừa cùng quân và dân nước bạn trực tiếp chiến đấu chống quân xâm lược Trong thư gửi các đơn vị bộ đội có nhiệm vụ ở Thượng Lào, ngày 3-4-1953, Hồ Chí Minh viết: “Đây là lần đầu tiên các chú nhận nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn Mà giúp nhân dân nước bạn cũng là mình tự giúp mình” [70, tr 105] Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng quan niệm rằng phải ln tơn trọng quyền bình đẳng của các dân tộc trong các quan hệ quốc tế Người cho rằng, thực hiện nghĩa vụ quốc tế khơng có nghĩa là can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp bạn khơng có nghĩa là làm thay bạn Người khẳng định phải: “Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tơn trọng phong tục tập qn, kính u nhân dân của nước bạn” [70, tr 105]; và theo Người chúng ta tuyệt đối “1 Khơng đứng trên lợi ích Việt Nam mà làm công tác Lào, Miên 2 Nắm chắc nguyên tắc dân tộc tự quyết, phải do Lào, Miên tự quyết định lấy 3 Không đem chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Việt Nam ứng dụng vào Lào, Miên như lắp máy 4 Cần giúp đỡ Lào, Miên để bạn tự làm lấy” [3, tr 389] Điều đó có nghĩa là phải tơn trọng quyền dân tộc tự quyết của tất cả các dân tộc, phải mong muốn các dân tộc có được độc lập, tự do như dân tộc chúng ta; nó cũng khơng có nghĩa là chúng ta chỉ biết khoanh tay đứng nhìn, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc vị kỷ hẹp hịi mà cần tích cực tham gia đấu tranh cùng với phong trào cách mạng thế giới vì mục tiêu chung là độc lập, tự do, hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về giá trị và nội dung quyền độc lập, tự do mãi mãi soi đường cho sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc