Tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp gắn với tăng cường xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 136 - 138)

tốt đẹp gắn với tăng cường xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong con người Việt Nam

Đạo đức luôn giữ một vị trí hàng đầu trong bậc thang giá trị của con người Việt Nam. Nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành và làm nên cốt cách, bản sắc tinh thần phong phú, tốt đẹp của con người Việt Nam. Giá trị đạo đức truyền thống là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc. Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp luôn có tác động to lớn điều chỉnh nhận thức và hành vi cá nhân cũng như những quan hệ xã hội theo hướng đạt tới những giá trị chân, thiện, mỹ.

Trong giai đoạn hiện nay, sự tác động mang tính hai mặt của các yếu tố thời đại đang đặt ra yêu cầu phải phát huy mạnh mẽ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng con người Việt Nam mới có bản lĩnh, có lối sống nhân văn; có nhân cách vừa mang bản sắc dân tộc, vừa hiện đại. Phải làm cho những giá trị truyền thống tốt đẹp như: Tinh thần yêu nước, hiếu học, tinh thần đoàn kết, thủy chung, lòng dũng cảm, tinh thần kiên cường bất khuất, yêu lao động và khát vọng yêu chuộng hòa bình...thấm nhuần trong con người Việt Nam

mới, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam. Những giá trị đó là ngọn nguồn, là động lực tinh thần giúp con người Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững khí phách và bản lĩnh trong bối cảnh mới của thời đại. Bên cạnh đó, trong thời đại mới hiện nay, những giá trị như: lý tưởng và lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn, hoà bình - hoà hợp, bình đẳng - công lý, nhân quyền, dân quyền, lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, sòng phẳng, tự giác, tự trọng…Cần phải được tiếp nhận và phát huy trong con người Việt Nam mới.

Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp trong con người Việt Nam mới cũng đồng nghĩa với việc phải thường xuyên đấu tranh loại trừ ra khỏi đời sống xã hội và con người Việt Nam những hiện tượng đạo đức hủ bại kết hợp với việc chống lại những đạo đức và văn hóa mới phản tiến bộ, trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cùng với kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, việc

tăng cường giáo dục niềm tin và lý tưởng cách mạng trong con người Việt Nam

mới là điều hết sức cần thiết. Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa tư bản đang có những thay đổi để tiếp tục phát triển; công cuộc đổi mới ở nước ta mặc dù có những thành quả to lớn, song nhiều yếu kém, bất cập cũng đã bộc lộ. Tất cả những vấn đề đó tác động làm cho một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ đang bị mất phương hướng, giảm sút niềm tin vào chế độ, trở nên thiếu tính định hướng trong nhận thức và hành động; chệch hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là chệch hướng trong nhận thức và tư tưởng đã trở thành một trong bốn thách thức lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này là một công việc lớn gắn liền với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Song trước hết, chúng ta phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tinh thần trong đời sống xã hội và của mọi người dân Việt Nam.

Để thực hiện tốt việc kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc gắn với tăng cường xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong con người Việt Nam mới phải có sự kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Công tác giáo dục phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; kết hợp giữa giáo dục bằng các chương trình chính thống kết hợp với thông tin đại chúng để thường xuyên tuyên truyền đến mọi người dân về những giá trị lý luận và thực tiễn tốt đẹp trong lịch sử cũng như những giá trị tiên tiến, văn minh của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Mặt khác, phải phát huy tinh thần tự giáo dục, mỗi con người Việt Nam phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, niềm tin, lý tưởng cách mạng; biết chắt lọc lấy những giá trị tốt và tiến bộ, làm cho tâm hồn của mình được trong sáng; mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn nhằm đạt tới giá trị chân, thiện, mỹ.

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w