SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
Với bản chất cách mạng và khoa học của mình, học thuyết Mác - Lênnin đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, học thuyết Mác - Lênin nói chung, học thuyết Mác về con người và phát triển con người nói riêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp thu, phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, thông qua các bài viết, bài nói của Người, chúng ta thấy rằng, trong tư tưởng của Người, con người phát triển toàn diện là con người có đủ các phẩm chất, bao gồm: Đạo đức, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ (Đức, trí, thể, mỹ). Trong bài: “Gửi các em học sinh” trên báo Nhân Dân ngày 24/10/1955, Người đã viết:
Đối với các em, việc giáo dục gồm có: + Thể dục: Để làm cho thân thể khỏe mạnh.
+ Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm tri thức mới. + Mỹ dục: Để phân biệt cái đẹp, cái gì không đẹp.
+ Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của công [98, tr.75].
Tư tưởng này được Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định trong “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi” tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 1 Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1959), trong đó Người viết: “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục, thể dục” [99, tr.593].
Như vậy, con người toàn diện trong quan niệm của Hồ Chí Minh hiện ra như một thực thể vẹn toàn, trong đó sự mạnh khỏe về thể chất, sự phong phú về mặt trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc về cái đẹp, cái tốt, cái cao cả…cũng như những phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp là những điểm cơ bản và chủ yếu nhất. Khái quát về con người toàn diện, Hồ Chí Minh gọi con người đó phải có đủ đức và tài, “hồng” và “chuyên”.
Kế thừa tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người toàn diện, Đảng ta, trong các cương lĩnh của mình đã luôn thể hiện quan điểm cần phải xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã cho rằng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện – “Đó là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [29, tr.15]. Tại Đại hội IX, Đảng ta cho rằng phát triển con
người toàn diện ở Việt Nam cần phải hướng đến con người “phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [36, tr.114]. Và tại
Đại hội XI, khi tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển con người toàn diện, Đảng ta đã đề ra mục tiêu là phải “xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính” [39, tr.40].
Như vậy, có thể thể nói, Hồ Chí Minh và Đảng ta đều thấm nhuần học thuyết Mác về phát triển con người toàn diện và vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử của con người. Vì thế, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thấy được việc cần thiết phải xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện. Cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta thấy Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới trên hai phương diện: Thứ nhất, phát triển con người toàn diện với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạngViệt Nam; thứ hai, phát triển con người toàn diện là phát triển về các phương diện thể lực, trí lực và tâm lực.
2.2.1. Phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng Việt Nam
Với quan niệm đúng đắn về vị trí, về vai trò của con người và về phát triển con người, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người và phát triển con người toàn diện là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, là nhiệm vụ trung tâm, là động lực của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn gắn liền với giải phóng và phát triển con người. Đồng thời, mục tiêu giải phóng con người phải xuất phát từ giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với lập trường đó, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải “đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân … lợi cho dân” [95, tr.61]; “dựa vào: Lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”
[95, tr.444]; “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy” [100, tr.556].
Ngay khi mới bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng ta cũng đã xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là xã hội mà ở đó, “con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột,
bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” [29, tr.9]. Mục tiêu này
cho thấy sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng ta là hướng tới con người, coi sự phát triển con người toàn diện là đặc trưng, là bản chất của chế độ ta, là mục tiêu tối cao, là động lực to lớn của sự nghiệp cách mạng.
Cụ thể hoá mục tiêu này, Đảng ta đã chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cở sở bảo đảm công
bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội” [29, tr.13].
Khi xác định phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chú ý đến hoàn cảnh lịch sử, đến thực tiễn cách mạng Việt Nam. Mục tiêu chung của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Song, trong mỗi giai đoạn lịch sử cần phải xác định mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tối cao của cách mạng Việt Nam trước năm 1945 là giành chính quyền, sau năm 1945 là làm sao chính quyền đó phải mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, bởi “dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Do vậy, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã yêu cầu “chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” [94, tr.152].
Khi miền Bắc đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu nhất định, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện chính sách “khoan thư sức dân”, “nâng cao dần mức sống của nhân dân..., đồng thời giảm nhẹ dần sự đóng góp của nông dân” [98, tr.48]. Trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên chăm lo cho lợi ích của nhân dân, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề: “Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc của quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá. Vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng” [98, tr.272]. Khi đất nước ta bước vào giai đoạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, mục tiêu lúc này của cách mạng Việt Nam là “không có gì quý hơn độc lập tự do”, và khi đó, mục tiêu giải phóng và phát triển con người gắn liền với chủ quyền dân tộc.
Lý tưởng mà cả cuộc đời Hồ Chí Minh theo đuổi là mưu cầu độc lập cho dân tộc, nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chúng ta làm cách mạng là để xây dựng một chế độ xã hội mới. Xã hội mới này, theo Người, là xã hội mà trong đó, con người được tự do, bình đẳng, hạnh phúc, được phát triển toàn diện. Do vậy, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một xã hội lý tưởng, không chỉ ở thể chế chính trị dân chủ, cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hiện đại, mà còn là một chế độ có nền văn hoá cao, mang đậm giá trị nhân văn. Người luôn nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa” [100, tr.679]. Do vậy, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho sự nghiệp “trồng người”. Ngay cả trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Người vẫn không quên căn dặn chúng ta phải hết sức chăm lo cho sự nghiệp này và coi đó như việc “cần phải làm trước tiên” trong công cuộc xây dựng đất nước.
Kế thừa tư tưởng “trồng người” của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, xây dựng con người mới – con người phát triển toàn diện. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua đã chứng minh điều đó.
Ngay sau khi giành độc lập, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã bắt tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Với con người, mục tiêu của Đảng ta là “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột người, nghèo nàn và lạc hậu” [27, tr.29]. Vì vậy, mọi chủ trương và đường lối của Đảng, Chính phủ là nhằm xây dựng đời sống mới cho nhân dân. Đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn coi sự phát triển con người Việt Nam toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong gần 30 năm qua đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện. Tại Đại hội VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [32, tr.85]. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện con người” [34, tr.56].
Trong thời đại ngày nay, khi mà trên phạm vi toàn thế giới đang có nhiều biến đổi nhanh chóng và sâu sắc dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế tri thức. Và khi nền văn minh của nhân loại đang chuyển sang văn minh trí tuệ, Đảng ta đã đưa ra chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp lớn lao này, chúng ta cần phải có những con người có đủ khả năng, đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp lớn lao đó. Vì vậy, Đảng ta đã coi phát triển con người toàn diện, nhất là “phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [39, tr.41].
Xem xét con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi việc kết hợp chặt chẽ giữa động lực vật chất và động lực tinh thần là điều hết sức cần thiết để phát triển con
năng lực của từng cá nhân, cũng như sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào việc giải quyết các nhiệm vụ cách mạng của dân tộc, của đất nước.
Khẳng định động lực vật chất với tư cách một trong những động lực cơ bản để phát triển con người, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tục ngữ có câu: Dân dĩ thực vi thiên, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: có thực mới vực được đạo; nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả” [96, tr.572], “bởi vì dân lấy ăn làm gốc, có thực mới vực được đạo. Nếu bụng đói thì các cô, các chú nói gì hay mấy cũng không ai nghe” [94, tr.411].
Nhấn mạnh động lực vật chất trong phát triển con người, song Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh động lực tinh thần và coi động lực
tinh thần cũng là một động lực cơ bản, không thể thiếu để xây dựng và phát triển con người toàn diện. Những yếu tố thuộc về truyền thống dân tộc như văn hoá, học vấn, trí tuệ, dân chủ, ...chính là những động lực tinh thần quan trọng đó, là cái làm nên sức mạnh của mỗi con người và của cả cộng đồng, của toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong gương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” [96, tr.172].
Một trong những động lực tinh thần hết sức quan trọng để phát triển con người toàn diện mà Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn nhắc đến là “Dân chủ”. Coi dân chủ là bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa, trong hầu hết các cương lĩnh của Đảng đều đặt mục tiêu là phải xây dựng xã hội Việt Nam “dân chủ”, “công bằng”, “văn minh” và “thực hành dân chủ để làm cho dân, ai cũng được hưởng quyền dân chủ, tự do” [95, tr.30]. Để dân chủ trở thành động lực mạnh mẽ trong phát triển con người, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ trương phát triển dân chủ đến tối đa, đưa các giá trị dân chủ vào quảng đại quần chúng để phát huy cao nhất trí tuệ, tiềm năng vô tận của mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy, “thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó
khăn” [102, tr.249], và “có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [99, tr.592].
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc thực hiện các quyền cơ
bản của con người. Bởi các quyền cơ bản của con người được coi là thước đo
của chế độ dân chủ và sự tiến bộ xã hội. Trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng định quyền con người là thành quả và khát vọng chung của nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ai cũng có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh