PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆ NỞ VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 77)

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Sau khi nước ta hoàn toàn được giải phóng, hai miền Nam - Bắc thống nhất, cả nước bắt tay vào khôi phục viết thương chiến tranh và quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kì này, với tư thế là người làm chủ đất nước, nhân dân ta đã có nhiều điều kiện để giải phóng chính bản thân mình và hướng tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Song cũng trong thời kì này, đất nước ta cũng đã trải qua những năm tháng hết sức khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Chúng ta lại duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp kém hiệu quả. Việc làm đó đã làm cho kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và đã kìm hãm sự phát triển con người Việt Nam. Với chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳng định, phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu cơ bản, vừa là động lực chủ yếu của cách mạng nước ta. Đồng thời xác định, mọi chính sách xã hội phải nhằm phát huy vai trò con người, xây dựng và phát triển con người toàn diện. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định rõ: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội mà ở đó, “con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” [29, tr.9]. Chủ trương đó của Đảng ta đã được khẳng định và tiếp tục phát

triển, cụ thể hóa trong các giai đoạn tiếp theo. Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể,

thấy, Đảng ta luôn coi phát triển con người toàn diện là bản chất của chế độ ta và là mục tiêu, là động lực của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta.

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã được thể chế hóa và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Vì vậy, những thành tựu trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam mà chúng ta đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, có thể nói là hết sức to lớn và đáng trân trọng. Song, kết quả đó còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước, sự phát triển con người Việt Nam còn chậm so với tốc độ phát triển con người chung của thế giới, nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới và phát triển con người Việt Nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề như: nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập và điều kiện sống, nạn thất nghiệp, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, tình trạng mất dân chủ trong xã hội, sự bất bình đẳng giới, nạn ô nhiễm môi trường, sự yếu kém trong giáo dục và đào tạo, sự suy giảm nhiều giá trị văn hóa truyền thống và sự phát sinh nhiều yếu tố văn hóa lai căng, phi văn hóa, phản giá trị…Đó là những rào cản to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và với sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng.

Việc nghiên cứu thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra một bức tranh chân thực hơn, rõ nét hơn về những thành quả cũng như những hạn chế, yếu kém trong vấn đề này. Từ đó chúng ta có thể khái quát được những vấn đề đang đặt ra, để trên cơ sở đó xác định định hướng cơ bản và đề xuất hệ thống các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w