Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo ra những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển con người toàn diện với thực tế yếu kém, bất cập của

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 115)

hội thuận lợi cho phát triển con người toàn diện với thực tế yếu kém, bất cập của những điều kiện này là trở lực đối với phát triển con người toàn diện ở Việt Nam

Để phát triển con người toàn diện, điều hết sức quan trọng là phải tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho con người phát triển, và chỉ trong môi trường thuận lợi thì con người mới có thể phát huy hết năng khiếu và năng lực của mình. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, nhiều hạn chế, yếu kém về kinh tế - xã hội đang trở thành trở lực đối với sự phát triển con người toàn diện, điều này được thể hiện ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có xuất phát điểm thấp, những hậu quả chiến tranh còn nặng nề làm cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam chậm chạp

Cho đến ngày hôm nay, khi đất nước đang trên đà đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Song, chúng ta đều nhận thức được rằng,

nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nửa phong kiến. Hơn nữa, những hậu quả chiến tranh để lại vẫn còn hết sức nặng nề.

Hiện vẫn có hàng triệu người dân Việt Nam đang sống là những người từng sống ở xã hội cũ, một xã hội mà trong đó chiến tranh đè nặng, với nền tảng vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nền tảng xã hội yếu kém nên sức khỏe và trình độ học vấn của họ không có điều kiện phát triển. Còn rất nhiều người dân Việt Nam đang sống cảnh neo đơn vì mất mát về người thân trong chiến tranh; hàng triệu trẻ em sinh ra bị di chứng chất độc màu da cam. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tập quán lạc hậu của xã hội cũ tồn tại trong đời sống nhân dân, như: tư tưởng trọng nam dẫn đến việc lựa chọn việc sinh con trai. Theo thống kê, hiện tỷ lệ sinh là 100 nữ/112

nam – tình trạng này dẫn đến mất cân bằng dân số về giới tính; một số hủ tục, như thờ cúng nhằm chữa trị bệnh tật, xua đuổi tà ma,....làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân; nạn bói toán, lên đồng, cúng tế tràn lan đã tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, và trở thành lực cản cho sự phát triển con người toàn diện ở nước ta.

Thứ hai, tác động của những mặt trái trong kinh tế thị trường làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, trở thành rào cản cho phát triển con người toàn diện ở nước ta

Kinh tế thị trường là thành tựu của nhân loại, những ưu điểm và tác động tích cực của nó là rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù nước ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò quản lý của nhà nước nhằm xây dựng nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo ngày càng cao tính làm chủ của nhân dân lao động, song nền kinh tế này cũng có những khuyết tật vốn có của nó. Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Chúng ta đều đã biết, sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng ra tăng mạnh mẽ, trong khi một bộ phận nhỏ người dân có cuộc sống sung túc, thì rất đông nhân dân còn đang sống trong hoàn cảnh khó khăn; cạnh tranh, tư hữu dẫn đến lợi ích cá nhân vi phạn lợi ích tập thể và xã hội; việc chạy theo lợi nhuận và tệ sùng bái đồng tiền dẫn đến hoạt động buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, gây ô nhiễm môi trường; sự áp bức, bóc lột người lao động gia tăng; rồi tình trạng buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em…xuất hiện ngày càng nhiều...Đặc biệt là sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường làm cho thất nghiệp, thiếu việc làm trở thành một vấn nạn lớn:

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị. Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của

khu vực thành thị là 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 3,56% [153, tr.37].

Hậu quả của những vấn đề này là rất nặng nề đến đời sống kinh tế, sức khỏe và đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

Khi kinh tế thị trường phát triển, việc hội nhập kinh tế thế giới đưa lại những sức mạnh ngoại lực lớn lao để phát triển kinh tế - xã hội và con người Việt Nam. Song chúng ta phải chấp nhận cả sự xâm nhập của những tác động tiêu cực của một số văn hóa lai căng, phản văn hóa, làm cho nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam bị xói mòn, bị xáo chộn. Thực tế hiện nay, tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội, sự suy thoái về lối sống đang diễn ra rất mạnh mẽ và phức tạp ở một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. Nhiều vấn đề xã hội hết sức nhức nhối nhối đang xảy ra như: Nạn tham nhũng, chiếm đoạt tài sản (điển hình là vụ tại tập đoàn Vinashin, năm 2013; vụ của Nguyễn Đức Kiên – lãnh đạo Ngân hàng ACB, năm 2013; vụ Huỳnh Thị Huyền Như – cán bộ ngân hàng Vietinbank chiếm đoạt 4.911 tỷ, năm 2013,. v.v.); nhiều tệ nạn xã hội hết sức nghiêm trọng như cướp của, giết người, hiếp dâm, mại dâm; buôn bán, hút trích ma túy…(điển hình là vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết người tình chặt thành từng mảnh phi tang, vụ buôn ma túy của Giàng A Tàng, băng cướp chặt tay người đi đường cướp xe SH ngay trên đường phố Sài Gòn .v.v.). Điều đáng chú ý là, những hiện tượng xã hội tiêu cực xảy ra ngày càng nhiều ở thanh thiếu niên, điều đó cho thấy hiện nay giới trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước lại có rất nhiều người trở nên lười lao động, lười học tập, thiếu ý chí phấn đấu trong cuộc sống, thiếu định hướng, mất niềm tin và thiếu lý tưởng cách mạng, thờ ơ - thiếu ý thức trách nhiệm với chính bản thân và với xã hội …. Những vấn đề đó là thách thức rất lớn đối với chúng ta và trở thành lực cản lớn đối với sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, những bất cập, yếu kém trong giáo dục - đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển về chất lượng con người Việt Nam

Giáo dục - đào tạo, với vai trò là nhân tố quyết định trực tiếp nhất đến chất lượng con người Việt Nam, nhưng bản thân vấn đề giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay có nhiều hạn chế, bất cập. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:

- Quy mô giáo dục - đào tạo được mở rộng, nhưng thiếu định hướng về chiều sâu, thiếu quy hoạch ngành nghề đào tạo cho các trường, thiếu sự chỉ đạo đồng bộ về nội dung, chương trình đào tạo;

- Phương pháp đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động

sáng tạo của người học;

- Nội dung giáo dục - đào tạo chưa gắn chặt với lao động sản xuất và thực tế

xã hội. Nhà trường - gia đình - xã hội chưa thực sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Chưa thật sự gắn kết giữa cơ sở sản xuất với nhà trường, với cơ sở đào tạo;

- Thiếu chính sách thiết thực để khuyến khích đội ngũ những người làm công tác giáo dục - đào tạo nâng cao trình độ và tâm huyết với nghề nghiệp;

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo thiếu đồng bộ; trang thiết bị và đồ dùng dạy học lạc hậu, chậm cải tiến so với sự phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới;

- Xu hướng thương mại hóa trong giáo dục - đào tạo diễn ra quá mạnh mẽ dẫn đến chất lượng đào tạo kém chất lượng.

Những bất cập trên đây trong nền giáo dục nước nhà đang trở thành một vấn đề nổi cộm và đặt ra cho Đảng, nhà nước, cũng như toàn thể nhân dân ta phải có những hướng đi có tính đột phá nhằm chấn hưng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, thông qua đó, thúc đẩy phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Thứ tư, một số chính sách xã hội còn chưa kịp thời và chưa thực sự có hiệu quả, đã gây trở lực cho phát triển con người toàn diện ở Việt Nam

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai trên thực tế nhiều chính sách anh sinh xã hội, những chính sách như: chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách lao động, việc làm; chính sách phát triển y tế, giáo dục, môi trường, đền ơn đáp nghĩa, trợ cấp khó khăn… Chúng ta cũng đã đạt được những kết quả to lớn, và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển con người Việt Nam.

Song, bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập đang diễn ra như: Công tác xóa đói, giảm nghèo chưa thực sự bền vững; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn nhiều yếu kém, bất cập, dẫn đến xảy ra nhiều vụ rất nghiêm trọng, điển hình như việc nhân bản xét nghiệm máu ở Bệnh viện Hoài Đức - Hà Nội; vụ bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường ở Thẩm Mỹ Cát Tường vứt xác phi tang; dịch sởi giữa năm 2014 không được giải quyết kịp thời làm hàng trăm trẻ em tử vong; nhiều sản phụ và thai nhi không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong…; công tác phòng chống ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa hiệu quả, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể đáng tiếc; công tác phòng chống tai nạn lao động, tai nạn giao thông còn yếu kém; công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là phòng chống tham nhũng còn chưa thực sự hiệu quả; chính sách lao động việc làm và chính sách tiền lương còn chưa được giải quyết thỏa đáng...Tất cả những vấn đề này, và những con số được chúng tôi trình bày trong phần thực trạng ở trên, đã phản ánh được phần nào hạn chế trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Hệ lụy của những vấn đề đó là trở lực vô cùng lớn lao đối với việc phát triển con người Việt Nam. Đồng thời, đặt ra một cách bức thiết đối với Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhằm tạo ra cho con người Việt Nam những điều kiện tốt để phát triển toàn diện.

Thứ năm, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam còn bị cản trở bởi sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng

Hiện nay, khi chiến tranh đã đẩy lùi, nhân dân ta đang sống trong hòa bình và phát triển, song cuộc sống của nhân dân ta vẫn luôn phải đối mặt với sự chống phá của những thế lực thù địch trong và ngoài nước. Sự chèn ép của các nước lớn, của những tập đoàn kinh tế độc quyền, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của nhân dân rất bấp bênh; hiện có hàng chục tổ chức phản động lưu vong ở các nước Mỹ, Canađa, Pháp, Australia...; có vài chục nhà xuất bản, nhà in;

nhiều phương tiện truyền thanh, truyền hình và báo chí đang hoạt động chống phá trực tiếp Việt Nam. Chúng dùng những thủ đoạn hết sức tinh vi, bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm cho người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ bị mắc vào những cạm bẫy của đồng tiền, của danh vọng và ăn chơi, làm cho thế hệ trẻ sùng bái chủ nghĩa tư bản, “lãng quên” lịch sử hào hùng của dân tộc, của cha ông. Chúng còn dùng thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc, kích động, ép buộc một bộ phận nhân dân tổ chức những vụ bạo động, nổi dậy, li khai (điển hình như cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004; ở đồng bào H.Mông - Điện Biên năm 2011...) nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt nghiêm trọng là làm cho một bộ phận nhân dân, nhất là cán bộ Đảng, Nhà nước bị chệch hướng, mất niềm tin vào chế độ, chống phá chế độ. Những hoạt động chống phá đó, đã gây nhiều bất ổn đến đời sống của nhân dân ta, nguy hại đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cản trở sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong những năm qua, nhất là trong gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới vừa qua, Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta đã làm tất cả những gì cần làm để nhằm xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới - con người phát triển toàn diện. Chúng ta đã từng bước tạo lập và xây dựng những điều kiện cho phát triển con người Việt Nam trên nhiều phương diện, từ phát triển kinh tế, đến phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, cải tạo môi trường tự nhiên...nhằm tạo môi trường tốt nhất có thể để con người Việt Nam phát huy hết khả năng của mình và phát triển toàn diện cho mọi cá nhân cả về thể lực, trí lực lẫn tâm lực.

Thành quả của sự phát triển toàn diện cá nhân con người Việt Nam luôn đặt trong tổng thể thành quả của sự phát triển con người - xã hội, đó là sự phát triển những cộng đồng người Việt Nam về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ và cải thiện đời sống vật

chất, tinh thần cho nhân dân là rất đáng tự hào. Song, trên thực tế, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, và sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở nước ta nói riêng còn có nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, tính năng động sáng tạo của con người Việt Nam và vai trò của con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới chưa được phát huy triệt để, chưa thật sự mang lại hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của một số bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

Từ thực trạng phát triển con người toàn diện ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu

cầu khách quan của sự phát triển nhanh về con người toàn diện với thực tế phát triển con người toàn diện ở nước ta còn chậm; thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển con người toàn diện với thực tế yếu kém, bất cập của những điều kiện này là trở lực đối với phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những định hướng cơ bản, lớn và đúng đắn; trên cơ sở đó, có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Chương 4

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w