Kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 123 - 126)

nhiều nơi, người Việt Nam “bị” phát triển phiến diện. Do đó, hiện nay, vấn đề xây dựng chiến lược phát triển con người toàn diện và việc tổ chức thực hiện chiến lược ấy là một vấn đề hết sức cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta phải kết hợp chặt chẽ chiến lược phát triển con người toàn diện với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược và các chính sách kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện.

4.2.2. Kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần của con người Việt Nam con người Việt Nam

Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử. Thực hiện chiến lược phát triển con người Việt Nam không thể tách rời công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đang diễn ra. Gần 30 năm đổi mới từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Những thành tựu đó không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng nhân dân. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cho đến nay, nước ta vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, sự phát triển kinh tế - xã hội chưa thật sự bền vững, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Để tiếp tục đổi mới nhằm phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, theo chúng tôi, trước hết chúng ta phải kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

Vấn đề nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người Việt Nam là một nội dung quan trọng trong sự phát triển con người toàn diện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ cần phải

“phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất…” [39, tr.79]. Trước mắt, chúng ta cần tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn, đảm bảo nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nhất là những bộ phận nhân dân có thu nhập thấp. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng nền kinh tế làm sao tạo nhiều việc làm cho người lao động, không ngừng phát triển sản xuất vật chất, nâng cao năng suất lao động kết hợp với việc thực hiện chế độ phân phối hợp lý, thực hiện phân phối phúc lợi xã hội cho những bộ phận nhân dân khó khăn. Nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân là nền tảng vững chắc nhất để nhân dân có điều kiện phát triển toàn diện cả về thể chất, lẫn phát triển về trí tuệ và nâng cao đời sống tinh thần.

Cùng với nâng cao đời sống vật chất, nâng cao đời sống tinh thần, đẩy mạnh quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng là một trong những giải pháp cơ bản góp phần phát triển con người Việt Nam hiện đại. Xã hội càng hiện đại, văn minh, nhu cầu tinh thần, văn hoá càng đòi hỏi phải được đáp ứng. Bởi văn hoá là cái cấu thành “nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội”, đồng thời góp phần xây dựng con người Việt Nam với đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trí tuệ tinh thông, đủ sức mạnh tinh thần đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Nhận thức rõ ý nghĩa của việc này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định chủ trương:

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,…làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển…xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao [39, tr.75-76].

Thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cho thấy, thực trạng đời sống tinh thần của nhân dân ta tuy có được cải thiện, song vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tượng thiếu thông tin, nhất là vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo hầu như chưa được hoà nhập thường xuyên với đời sống văn hoá tinh thần trong cả nước. Về thông tin đại chúng, chúng ta vẫn còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải được những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra,… Do vậy, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn phát triển kinh tế tri thức, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa việc đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nâng cao đời sống tinh thần, trước hết chúng ta phải “kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Vệt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại” [39, tr.76].

Quá trình nâng cao đời sống tinh thần, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển con người toàn diện đòi hỏi phải gắn liền với sự nghiệp đẩy mạnh quá trình xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người. Những giá trị, những chuẩn mực, khuôn mẫu văn hoá của xã hội chính là mảnh đất mầu mỡ, là nguồn nuôi dưỡng thế giới tinh thần cho con người. Trong văn hóa, văn học, nghệ thuật là bộ phận trọng yếu, đồng thời là yếu tố quan trọng góp phần phát triển con người. Văn học, nghệ thuật có vài trò định hướng phát triển nhân cách con người. Thông qua văn học, nghệ thuật, con người có thể sàng lọc, chọn lựa giữa những giá trị tốt và xấu, tiến bộ và phản tiến bộ. Những giá trị đó sẽ thẩm thấu vào tình cảm, ý chí, niềm tin và hành vi của con người. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, trong đó có sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại. Phải làm cho những giá trị chân, thiện, mỹ của đời sống con người được chuyển tải qua văn học, nghệ thuật đến đại chúng nhân dân. Tạo điều kiện cho mọi người dân Việt Nam có thể tham gia vào việc

sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn học, nghệ thuật góp phần phát triển đời sống tinh thần con người Việt Nam.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người. Phát triển văn hóa vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu của chế độ ta. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và hiện đại hoá nền văn hoá trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay là hết sức quan trọng. “Phát triểt văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng được coi là quốc sách hàng đầu” [143, tr.9], bởi “phát triển văn hóa, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể đứng ngoài chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện đại” [143, tr.9].

Muốn đẩy mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải thực hiện đồng thời các biện pháp lớn như Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã ghi rõ: Mở rộng cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa; tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa…

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w