Mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan của sự phát triển nhanh về con người toàn diện với thực tế phát triển con người toàn diện ở nước ta còn chậm

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 106 - 108)

Nhiệm vụ lớn lao của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiệm vụ đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được những con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện. Đó là những con người có thể lực tốt, có sức bền và sức dẻo dai, đáp ứng được cường độ lao động cao, có trí tuệ tinh thông, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ kỹ thuật cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi và tư duy sáng tạo. Đồng thời, phải có tinh thần yêu lao động, có trí tiến thủ và trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm cộng đồng, có đạo đức trong sáng và ý thức thẩm mỹ cao đẹp. Hơn thế nữa, những yếu tố này trong con người phải luôn được bồi đắp và phát triển theo chiều hướng tích cực. Với những yêu cầu khách quan về phát triển con người Việt Nam như vậy trong tương quan với thực tế phát triển con người Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy sự phát triển con người Việt Nam còn chậm.

Về mặt thể lực, mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể

hiện ở tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và sản phụ giảm, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, tuổi thọ được tăng lên. Song thực tế lại có nhiều vấn đề bất cập như: các bệnh dịch phát sinh nhiều: bệnh béo phì, bệnh huyết áp, ung thư, HIV, bệnh stress, tự kỷ…; cho đến những tác nhân của ô nhiễm môi trường sinh thái, của tai nạn giao thông, tai nạn lao động…làm cho thể lực con người Việt Nam phát triển chậm và chưa bền vững.

Về mặt trí lực, mặc dù chúng ta cũng đạt được nhiều kết quả lớn lao thể

hiện ở trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và kỹ thuật của người Việt Nam ngày càng được nâng cao. Song vẫn còn chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt là trình độ khoa học, kỹ thuật và kỹ năng lao động của người lao động Việt Nam còn thấp và phát triển chậm. Bên cạnh đó, những yếu kém, bất cập trong giáo – dục đào tạo cũng phản ánh điều đó.

Về mặt tâm lực, bên cạnh nhiều giá trị tốt đẹp đã được kế thừa và phát huy

trong con người Việt Nam mới, song trên thực tế, do tác động của những mặt trái trong cơ chế thị trường đã phát sinh nhiều phản giá trị, thậm chí ở một bộ phận không nhỏ người Việt Nam đã bị suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hóa và thẩm mỹ.

Phản ánh sự phát triển con người Việt Nam còn chậm đó, theo báo cáo của UNDP, hiện nay chỉ số phát triển con người ở Việt Nam nằm ở mức chưa

cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù hiện nay, chúng ta đã được xếp vào nhóm nước có chỉ số HDI trung bình, nhưng là mức trung bình (thấp). Theo báo cáo phát triển con người toàn cầu (HRD), năm 2009 Việt Nam xếp ở vị trí 116/182 nước. Trong khu vực ASEAN thì chúng ta chỉ xếp thứ 7 (0,725), và chỉ đứng trên ba nước là Myanma, Lào và Campuchia. Trong khi đó chỉ số này của Thái Lan là 7,830 (xếp vị trí 87/182); Malaysia là 0,829 (xếp vị trí 66/182) [167, tr.15].

Hơn nữa, mức tăng trưởng của chỉ số phát triển con người - HDI của nước ta còn chậm và mất ổn định. Năm 1992 Việt Nam xếp hạng giá trị HDI là

120/174 nước được thống kê, đến năm 1995 chỉ tăng 1 bậc, xếp ở vị trí 121/174; nhưng đến năm 1997 tụt xuống thứ 110/174; năm 1998 tiếp tục tụt xuống thứ 108/174, đến năm 2001 tăng lên được vị trí 109/175 và năm 2002 tăng lên thứ 112/177 [4, tr.25]. Sự tăng trưởng chậm và mất ổn định như vậy, phản ánh thực tế chúng ta chưa có chiến lược đúng đắn về phát triển con người và sự phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự hướng tới mục tiêu phát triển con người. Thực tế

phát triển của con người toàn diện ở nước ta còn chậm như vậy, đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có những định hướng và giải pháp đúng đắn, kịp thời để thúc đẩy nhanh sự phát con người Việt Nam nhằm đáp ứng sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 106 - 108)