Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 126 - 130)

đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề có

tính chiến lược trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc xây dựng một nền kinh tế đa thành phần, có cơ cấu hợp lý, hiện đại, gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; tạo nên sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, phát huy

tính chủ động, sáng tạo của con người. Hơn nữa, chính là thông qua cạnh tranh trên thị trường, nó còn giáo dục con người phải luôn luôn sáng tạo ra những mặt hàng mới, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Đặc biệt, chính thông qua thị trường, người lao động nước ta mới có điều kiện để nâng cao giá trị sức lao động của mình, nâng tầm giá trị lao động của người Việt Nam, nhờ đó cho phép chúng ta tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi tất cả mọi

người phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để có thể sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, phương pháp quản lý mới; là điều kiện cho người lao động chuyển đổi căn bản thói quen và tác phong lao động lạc hậu, thụ động sang tác phong công nghiệp, chủ động, sáng tạo. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một mặt, với việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, hiện đại hóa những khâu then chốt để tạo nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế sẽ góp phần nâng cao trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến cho người lao động, góp phần tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mặt khác, chúng ta mở rộng những ngành công nghiệp truyền thống, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ giải quyết một vấn đề lớn là tạo nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu lao động đông đảo ở nước ta hiện nay. Hơn nữa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là biện pháp hiệu quả nhất để tăng năng suất lao động, tạo nền tảng vật chất cho xã hội – cơ sở quan trọng nhất cho việc thực thiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và phát triển con người Việt Nam.

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng chính là từng bước xác lập vị thế làm chủ của nhân dân lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Song, trong chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, người lao động trong tất cả các lĩnh vực và thành phần kinh tế còn chưa thực sự giữ vai trò làm chủ, nhiều hiện tượng chèn ép người lao động còn diễn ra, một số giới

chủ tư bản trong và ngoài nước đã tranh thủ và dùng nhiều biện pháp buộc người lao động làm việc nặng nhọc với đồng lương ít ỏi và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Sự cạnh tranh khốc liệt ở trong nước và quốc tế cũng như những mặt trái của kinh tế thị trường, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội và người dân. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Từ những thập niên 80 của thế kỷ XIX trở về trước, chúng ta vẫn thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển và với tiến bộ xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển chung của xã hội và vì thế, con người cũng được phát triển, có cuộc sống sung túc và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, một con người phát triển toàn diện không chỉ có cuộc sống no đủ về vật chất, mà còn phải có đời sống tinh thần phong phú, có năng lực làm chủ và sáng tạo, được sống trong một môi trường lành mạnh, trong một xã công bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội mà ở đó, không có tình trạng áp bức, bóc lột con người. Trên quan điểm nhận thức mới đó, tại Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định:

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình [32, tr.113].

Với quan điểm này, Đảng ta đã khẳng định phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội phải có nền kinh tế phát triển nhanh và biền vững, chỉ có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững mới có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đây là vấn đề phản ánh bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Hiện nay, vấn đề thực hiện công bằng xã hội là một vấn đề đang nổi lên cần tập trung giải quyết. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, đương nhiên, chúng ta phải chấp nhận tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa trong điều kiện tham gia lao động và hưởng thụ giá trị lao động (cả giá trị vật chất lẫn tinh thần). Nhưng ở nước ta, quá trình phân hóa đó diễn ra một cách quá nhanh chóng và khắc nghiệt. Vấn đề dẫn đến mất công bằng xã hội có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như cơ chế, chính sách không hợp lý, pháp luật thiếu đồng bộ và không nghiêm minh, quản lý của Nhà nước có nhiều sơ hở, v.v.. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết một cách đồng bộ hàng loạt các giải pháp liên quan đến chính sách, đến pháp luật, đến cơ chế quản lý, trước hết là “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [38, tr.101]. Để thực hiện điều đó, chúng ta cần:

Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vị cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương…, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội” [38, tr.101], “tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc” [38, tr.101].

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải đảm bảo các quyền cơ bản của nhân dân, một khi các quyền cơ bản của nhân dân không được thực hiện thì không thể có tiến bộ và công bằng xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền con người, trước hết là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là những quyền hết sức thiêng liêng và cơ bản của con người. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, một mặt, do cơ chế quan liêu, bao cấp vẫn còn tồn tại ít nhiều; mặt khác, do tác động mạnh mẽ của mặt trái trong kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa làm cho một bộ phận nhân dân bị chèn ép, chà đạp; một số nơi, một số lúc, một số lĩnh vực người dân bị tước quyền, như quyền lao động và hưởng thụ giá trị lao động, quyền sản xuất,

kinh doanh, quyền tự do ngôn luận, quyền sinh sản,…Hơn nữa, do trình độ nhận thức và thực tiễn hạn chế nên một số người dân tự đánh mất quyền của mình.

Để đảm bảo quyền con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trước hết Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính dách đúng đắn trong mọi mặt của đời sống xã hội và phải xây dựng hành lang pháp lý tạo ra cơ chế cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, nhân dân cũng phải đứng trên mặt trận đấu tranh để đảm bảo quyền cho chính mình. Hơn nữa, chúng ta phải thực hiện tốt cam kết quốc tế về quyền công dân. Thực hiện các quyền cơ bản của nhân dân là điều kiện quan trọng để giải phóng và phát triển con người toàn diện.

Một phần của tài liệu vấn đề phát triển con người toàn diện ở việt nam hiện nay (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w