sách xã hội vì mục tiêu phát triển con người toàn diện
Trong hoạt động sống và phát triển của con người luôn chịu tác động của một hệ thống các vấn đề như tự nhiên, điều kiện kinh tế, môi trường xã hội, môi trường văn hóa…Trong đó, bên cạnh yếu tố tác động từ tăng trưởng kinh tế, thì những vấn đề như việc làm, đói nghèo, bệnh dịch, sức ép dân số, tệ nạn xã hội, tai nạn…có tác động rất lớn đến đời sống dân cư. Vì vậy, giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển người dân ở một đất nước. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy, sở dĩ họ có được thành tựu bền vững trong phát triển con người, ngoài việc phát triển kinh tế, các quốc gia này rất quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách xã hội. Bởi vì hệ thống chính sách xã hội dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coi trọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng con người, đảm bảo các yếu tố liên quan trực tiếp đến lợi ích trong cuộc sống thường nhật của người dân, như: mọi người có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống, được học hành, được chăm sóc sức khỏe; được bình đẳng giữa thành thị và nông
thôn, giữa lao động trí óc và chân tay, giữa nam và nữ, giữa người giàu và người nghèo, giữa những người có điều kiện thuận lợi với những người khó khăn, bất lợi….Vì lý do như vậy, trong hệ thống các giải pháp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, ngay từ ngày đầu đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế phải đi liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tại Đại hội VI (1986), Đảng ta đã chỉ rõ: Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội,…thái độ coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng tiếp theo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực to lớn cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và phát triển con người Việt Nam. Tại Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [39, tr.79].
Trên cơ sở quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách xã hội và đã gặt hái nhiều thành công, bước đầu cải thiện căn bản đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Song, như chúng tôi đã phân tích trong chương 3, thực trạng về sự bất cập và yếu kém trong nhiều vấn đề xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân, kìm hãm sự phát triển con người Việt Nam. Chính vì vậy, theo chúng tôi, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả hệ thống các chính sách xã hội, nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập về xã hội và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Hệ thống chính sách thì rất nhiều, bên cạnh một số chính sách đã được đề cập trong chương này, theo chúng tôi, chúng ta cần thực hiện tốt một số chính sách sau:
Một là, tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp người dân bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Hơn nữa, ở nước ta với dân số đông, lực lượng lao động dồi dào (với khoảng 60 triệu lao động), chúng ta cần có chính sách hợp lý để tận dụng thời kỳ “dân số vàng” góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Mặt khác, số lao động thất nghiệp cao, lực lượng lao động nông nhàn nhiều, trong đó thanh niên chiếm tỷ lệ cao, nếu không có chính sách lao động, việc làm và thu nhập hợp lý sẽ dẫn tới nhiều tiêu cực trong xã hội, kìm hãm sự phát triển con người. Để giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động, theo chúng tôi, Đảng và Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược việc làm nhằm giải quyết
công ăn việc làm, giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Đây là biện pháp mang tính tổng quát.
- Xây dựng, bổ sung luật lao động, luật việc làm nhằm điều chỉnh đến thị trường lao động, việc làm.
- Phát triển kinh tế và xây dựng cơ cấu kinh tế vĩ mô hợp lý tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động; có chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số và thanh niên.
- Có chính sách tài khóa, tiền tệ như: hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, hoàn chỉnh chính sách tiền lương và thu nhập theo hướng ổn định cuộc sống cho người lao động.
- Có chính sách phát triển dịch vụ lao lao động, việc làm. Thông tin rộng rãi đến mọi người dân về cung cầu lao động để người dân biết.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao chất lượng người lao động để đáp ứng thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khắc nghiệt.
- Thực hiện các chính sách hợp tác quốc tế sâu rộng về lao động, việc làm.
Hai là, thực hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là chính sách xóa đói, giảm nghèo
Chính sách an sinh xã hội, trong đó có việc xóa đói giảm nghèo được cộng đồng thế giới hết sức quan tâm. Đối với các nước chậm và đang phát triển, vấn đề này càng trở nên hết sức quan trọng, nó có tác dụng bảo đảm cho người dân có cuộc sống ổn định hơn, tránh những rủi ro bất thường và kịp thời khắc phục những khó khăn của người dân, nhất là người thu nhập thấp, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. Để thực hiện tốt chính sách này, Đảng và Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm, nhất là các bảo hiểm thiết yếu, như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện thanh tra, kiểm tra cơ chế và quy trình thực hiện bảo hiểm xã hội và xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm về bảo hiểm xã hội; trợ giúp và cứu trợ kịp thời đối với mọi thành viên trong xã hội, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn; chăm lo tốt hơn nữa về vật chất và tinh thần cho người có công, gia đình chính sách.
Tập trung triển khai có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với các đồng bào vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển giáo dục - đào tạo nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện, khuyết khích người nghèo thoát nghèo chính đáng và giúp đỡ người khác thoát nghèo; tham gia hợp tác quốc tế, nhất là với các tổ chức IMF, UNDP, WB,….
Ba là, thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chính sách kế hoạch hóa gia đình
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của xã hội. Đất nước lại ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì thế, con người Việt Nam phải có bước phát triển nhanh về thể lực để đáp ứng với sự đòi hỏi của thời đại mới. Và vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ vừa mạng ý nghĩa bức thiết vừa mang ý nghĩa chiến lược.
Để công tác này đạt hiệu quả, Đảng và Nhà nước cần tập trung giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:
- Tăng cường đầu tư cho phát triển y tế, tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế; từng bước thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế một cách hợp lý; ưu tiên đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ người có công, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phát triển đa dạng và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế, bao gồm: y tế công, tư, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, pháp y…phát triển y tế cộng đồng; xây dựng, mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại; ngăn ngừa những bệnh, dịch truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, như: ung thư, HIV…; phát triển công nghiệp dược trong nước, phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 70% tổng giá trị thuốc sử dụng vào năm 2015 và 80% vào năm 2020; tăng cường quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước; phát triển nhân lực y tế, trong đó chú trọng nâng cao trình độ cán bộ y tế và giáo dục y đức; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc học tập, ứng dụng và chuyển giao công nghệ y tế; phát triển hệ thống thông tin y tế từ trung ương đến địa phương, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
- Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có nhiều khó khăn; đẩy lùi nguy cơ xâm hại trẻ em, nhất là bạo lực trẻ em, bạo lực gia đình; chống nạn buôn lậu trẻ em, phụ nữ; triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia về bất bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ được phát triển về cả thể chất, trí tuệ lẫn công tác xã hội và đời sống tinh thần.
- Thực hiện hiệu quả chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con, đảm bảo cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh; tổ trức tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động toàn xã hội tham gia vào công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình; có chính sách phân bố dân cư hợp lý, tiếp tục thực hiện di dân làm kinh tế mới; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình hiệu quả là yếu tố quan trọng cho mọi thành viên trong gia đình và xã hội có điều kiện phát triển.
- Bên cạnh đó, để chăm sóc sức khỏe nhân dân chúng ta cần phải thực hiện
một số các nhiệm vụ khác, như: Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, biến
đổi khí hậu; cung cấp đủ nước sạch cho nhân dân; phòng chống tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đuối nước, tự tử, bệnh nghề nghiệp; giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, uống rượu bia; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhanh chóng đẩy lùi các tệ nạn xã hội, như: mua bán dâm, ma túy, bạo lực học đường…
Thực tiễn cho thấy, vấn đề đổi mới và hoàn thiện chính sách xã hội không chỉ là vấn đề hết sức cấp thiết mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển con người toàn diện ở nước ta.
Bốn là, tiếp tục phát huy dân chủ kết hợp với tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa là yếu tố cơ bản trong phát triển con người toàn diện
Để phát triển con người toàn diện, một vấn đề quan trọng nữa là phải phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân là
một trong những động lực mạnh mẽ để khơi dậy nhiệt tình cách mạng, phát huy tính chủ động, năng lực sáng tạo của con người và từ đó mới có thể tạo ra những con người có khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa phải làm sao đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Xác lập quyền lực của nhân dân, trước hết chúng ta phải đảm bảo nhân dân lao động làm chủ kinh tế, quyền làm chủ các quá trình sản xuất, từ khâu sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức, quản lý đến khâu phân phối sản phẩm do mình làm ra. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động chỉ được bảo đảm và tăng cường khi quyền lực kinh tế của họ được xác lập và ngày càng củng cố vững chắc. Đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân đòi hỏi chúng ta phải làm cho nhân dân tham gia vào mọi công việc của đất nước, từ quyền bầu cử, bãi miễn; thông qua các hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, nhân dân thực hiện việc quản lý xã hội, giám sát mọi hoạt động cũng như chống tình trạng lộng quyền, cửa quyền của cán bộ và các cơ quan Đảng và nhà nước.
Phát huy dân chủ làm cho mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, không “hành” dân. Mặt khác, không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chống tập trung quan liêu, dân chủ hình thức; quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người.
Dân chủ không phải là hoạt động một cách tuỳ tiện, mà phải sống và làm việc theo pháp luật, vì vậy dân chủ phải gắn liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, không phải bất cứ pháp luật nào cũng đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, mà phải là pháp luật xã hội chủ nghĩa, pháp luật “của dân, do dân và vì dân”. Việc không ngừng hoàn thiện và thực hiện nghiêm minh pháp luật xã hội chủ nghĩa là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo
thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân và đó cũng là một yếu tố cơ bản đảm bảo phát triển con người Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong công cuộc đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hiến pháp, pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Về lĩnh vực này, chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán, nghiêm trị những hành vi làm mất an