hệ thống chính trị và mọi tổ chức xã hội
Sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay không chỉ là phát triển những giá trị tốt đẹp của cá nhân con người, mà hơn thế, còn là sự phát triển con người xã hội, bao gồm toàn thể cộng đồng - nhân dân. Đó là làm cho mọi tầng lớp, mọi bộ phận dân cư trong toàn thể dân tộc ta có một cuộc sống no đủ, được học tập, phát triển về năng lực trí tuệ, được lao động, được sáng tạo và hưởng thụ những thành quả đó. Chúng ta cần phải hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội mà trong đó, không còn tệ nạn xã hội, bệnh dịch, không áp bức, bóc
lột và quyền con người không bị tước đoạt hay trà đạp…Với tinh thần đó, sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội.
Có thể nói, sự nghiệp cách mạng nào thì nhân dân cũng đều là gốc rễ. Ông cha ta đã đúc kết rắng: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong. Mỗi người dân trong cuộc sống của mình phải luôn tự ý thức được sự
phát triển của chính mình cũng như trách nhiệm công dân; biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; phát triển tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xây dựng cộng đồng xã hội tốt đẹp, trong đó quan hệ giữa người với người mang bản sắc văn hoá và tính nhân văn. Bởi như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định:
Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” và chỉ “trong điều kiện có cộng đồng thật sự, các cá nhân có được tự do khi họ liên hợp lại và nhờ sự liên hợp ấy [84, tr.108].
Theo tinh thần đó, chỉ có sức mạnh của toàn thể nhân dân mới thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay, với nền tảng dân số trên 90 triệu dân, chúng ta là một cường quốc về dân số. Hơn thế, chúng ta đang trong thời kỳ dân số vàng với trên 60% số dân trong độ tuổi lao động, vì vậy việc đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn thể sức lực của nhân dân sẽ tạo thành sức mạnh nội sinh vô cùng lớn lao để thực hiện sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển con người Việt Nam.
Nhân dân là gốc rễ của cách mạng, mọi thành quả cách mạng đều do nhân dân làm ra. Song, để sự nghiệp của toàn dân có được thắng lợi thì còn phải phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cách mạng nước ta đã để lại bài học lớn, đó là: sự lãnh của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Với vai trò đề ra đường lối, chủ
trương, Đảng ta đã tập hợp lực lượng, phân công nhiệm vụ cho toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương đã đề ra. Chính vì thế, sự đúng đắn trong các đường lối, chủ trương của Đảng là điều kiện tiên quyết cho thắng lợi của cách mạng nói chung và sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải nhận thức sâu sắc rằng, vai trò tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng là nhân tố đặc biệt quan trọng, nó gắn liền vai trò của Nhà nước. Các cơ quan, ban ngành của Nhà nước và các đoàn thể xã hội khác được tổ chức khoa học, hoạt động hiệu quả sẽ tạo động lực to lớn để toàn thể nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Mặt khác, nếu như chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước không đúng đắn, sự tổ chức thực hiện kém hiệu quả sẽ trở thành lực cản to lớn, thậm chí phá vỡ sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người.
Như vậy, việc phát triển con người toàn diện ở nước ta có được thành quả tốt đẹp hay không đòi hỏi phải có sự đồng thuận và hoạt động hiệu quả của một thể thống nhất từ Đảng đến Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã cùng toàn thể nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam giầu mạnh, văn minh. Dân có ấm no, hạnh phúc thì nước mới mạnh, đồng thời đất nước giàu mạnh cũng tức là hướng tới chăm lo cuộc sống tốt đẹp cho toàn thể nhân dân.