8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi rotín dụng MB Lê Văn Sỹ
Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng theo hướng chuyên nghiệp, tại chi nhánh cấp 1 cần có phòng quản trị rủi ro để tham mưu trong công tác điều hành, chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc, trực tiếp xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tổ chức tốt sự phối hợp giữa các phòng chức năng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao. Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng phòng chuyên đề để tránh sự chồng chéo, cồng kềnh, kém hiệu quả, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm và vai trò cá nhân trong hoạt động tín dụng.
Cần phải xây dựng và hình thành các phòng hay bộ phận chức năng để đảm bảo tính độc lập, tự chủ và phối hợp trong quá trình cho vay như bộ phận cho vay, bộ phận thẩm định, định giá tài sản, duyệt cho vay, kiểm tra,…Có như vậy mới nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Tuy nhiên đây là quy trình và là mối quan hệ trong nội bộ Ngân hàng, cần phải thực hiện nhanh chóng, tránh sự phiền hà, mất thời gian của khách hàng.
Nâng cao phẩm chất đạo đức, nhận thức và năng lực cán bộ nhằm hạn chế rủi ro đạo đức.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, MB Lê Văn Sỹ cần không ngừng đổi mới công tác tổ chức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.
Chuẩn hóa cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và có một số tiêu chuẩn cơ bản san: Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín. Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong công việc tính toán, thẩm định dự án…
Có phẩm chất đạo đức tốt, trong sang, công tâm: đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh. Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng, không gây phiền hà cho khách hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu them được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.
Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ
Trong hoạt động của ngân hàng, cán bộ ngân hàng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.
Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng. CBTD phải có khả năng tư vấn cho khách hàng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gắn liền với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng thì ngay từ khâu tuyển chọn cán bộ tín dụng phải có đạo đức, trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, hiểu biết nhiều lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội…
Hiện nay Nhà nước ta đang hoàn thiện dần hệ thống pháp lý, các luật đang được đưa vào cuộc sống. Cán bộ tín dụng bên cạnh việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ thì chưa đủ mà còn phải tích cực tìm hiểu các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước, Chính phủ, Bộ ngành có liên quan. Chẳng hạn như Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, …
Mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.
3.2.2. Đổi mới công tác dự báo rủi ro tín dụng
Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng
Thu thập thông tin về khách hàng
Trong hoạt động tín dụng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua các báo cáo của khách hàng, chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần đây của khách hàng (doanh nghiệp). Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có các cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy đối với cán bộ ngân hàng bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của khách hàng.
Thu thập thông tin về thị trường
Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thách thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất về thị trường về sản phẩm, dịch vụ khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo… Yêu cầu của việc thu thập thông tin là phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời và chính xác để đảm bảo phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Thông
thường cán bộ tín dụng quan tâm đến thu thập thông tin trước khi cho vay, còn sau khi cho vay ít được quan tâm không đúng mức, nguy cơ rủi ro tín dụng là rất cao.
Phân tích xử lý thông tin và cảnh báo
Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin cán bộ tín dụng phải sàn lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn bị tác động của nhiều yếu tố, nên phải phân tích, đánh giá trên cơ sở khoa học, không rập khuôn, cứng nhắc. Ngoài việc áp dụng các chỉ số đánh giá, CBTD cần phải có năng lực nhận định, đánh giá các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp nhưu xu thế phát triển của thị trường, sản phẩm, công nghệ, năng lực quản lý, .. Nếu không, quyết định của CBTD có thể gây ra khó khăn cho khách hàng hoặc làm tăng khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
Phân loại và đánh giá khách hàng, khoản vay
Để hạn chế rủi ro tính dụng, việc đánh giá phân loại khách hàng là hết sức cần thiết, trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn biến động, vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thường xuyên để có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cũng thường xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay đó, trên cơ sở đó nhận định mức độ rủi ro và có biện pháp thích hợp đảm bảo thu hồi vốn, an toàn trong hoạt động tín dụng.
Thường xuyên ra soát, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng được MB giao trên cơ sở vận dụng phù hợp với thực tế địa bàn.
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng khoa học sẽ giúp Chi nhánh thực hiện một chính sách tín dụng hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Theo định hướng, MB Lê Văn Sỹ sẽ triển khai thực hiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo 10 hạng cụ thể:
Nhóm AAA, AA, A: loại tối ưu, loại ưu và loại tốt. Đây là nhóm có rủi ro tín dụng thấp, cần ưu tiên mở rộng cho vay, ưu đãi lãi suất và dịch vụ;
Nhóm BBB, BB, B: loại khá, loại trung bình khá và loại trung bình, là nhóm có độ rủi ro trung bình và cao, cẩn thận trong mở rộng tín dụng;
Nhóm CCC, CC, C, D: loại dưới trung bình, quá dưới trung bình, loại yếu kém và loại rất yếu kém. Đây là nhóm có rủi ro tín dụng từ cao đến rất cao, cần hạn chế cho vay, thu hồi nợ và áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế rủi ro rín dụng.
3.2.3 Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng
Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay…
Kiểm tra trong khi cho vay giúp cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, tiến độ thực hiện phương án dự án, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, …
Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị cho vay không, thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt, không có tài sản thực tế.
Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ, hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc đối phó khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng.
Nâng cao chất lượng thẩm định
Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm đinh dự án, phương án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp
vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.
Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó để đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.
Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.
Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm đinh này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có tham gia như cam kết… sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Để đánh giá hiệu quả của dự án. Trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó để so sánh và đánh giá độ nhạy cảm của dự án đó để xem quyết định cho vay.
Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.
Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.
Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo
Hiện nay tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nắm bắt thông tin về tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản.
Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản bảo đảm.
Với định hướng của MB là tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực tế tài sản của khách hàng nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước rất thấp so với dư nợ tại ngân hàng. Để tăng tài sản bảo đảm MB Lê Văn Sỹ cần có biện pháp sau:
Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm ngoài tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản cá nhân (Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…) đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng, áp dụng các biện pháp cầm cố quyền đòi nợ, bảo lãnh của Tổng công ty.
Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng.
Đối với việc nhận tài sản bảo đảm ngân hàng cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó.
Khách hàng mới quan hệ lần đầu, khách hàng sếp loại B bắt buộc phải có tài sản thế chấp. Chỉ cho vay một phần không đảm bảo đối với khách hàng loại A, hộ sản xuất theo QĐ 67…
Phân tán rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để phân tán rủi ro tín dụng cần phải thực hiện các hình thức sau:
- Đa dạng hóa phương thức cho vay:
Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: Cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ…
Cho vay hạn mức: cho vay ngắn hạn thường áp dụng với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả.
Cho vay theo món: thường áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên.
Cho vay đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức vào một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro lớn nếu khách hàng không trả