Quy trình thựchiện quản lý rủi rotín dụng tại MB Lê Văn Sỹ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh lê văn sỹ (Trang 57 - 58)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2 Quy trình thựchiện quản lý rủi rotín dụng tại MB Lê Văn Sỹ

Công tác quản lý rủi ro tín dụng rất quan trọng đối với. Để đảm bảo công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể, dưới đây là quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng tại MB Lê Văn Sỹ

Bước 1: Tính toán, xác định, nhận dạng rủi ro tín dụng

Thẩm định, đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của từng đối tượng xin vay vốn. phân tích đặc trưng ngành của từng doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế…

Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.

Để nhận dạng rủi ro tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng MB Lê Văn Sỹ được thực hiện như sau:

Phòng Hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm kiếm soát toàn diện hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Bước 2: Đo lường rủi ro tín dụng

Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích, để tính toán đo lường rủi ro được thực hiện qua các con số:

Xếp hạng khách hàng

Cuối năm 2015, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Lê Văn Sỹ đã áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng doạnh nghiệp và cá nhân

Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng từ 10 nhóm từ AAA, AA…C, D.

Bước 3: Kiểm soát rủi ro tín dụng

Quản lý và giám sát việc khách hàng sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị khách hàng giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ quan trọng, thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng

Bước 4: Xử lý rủi ro tín dụng

Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính. Không chấp nhận các hợp đồng có rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…)

Rủi ro tín dụng gây ra rất nhiều phiền toái và khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng. Cần có quá trình quản lý rủi ro và xử lý các rủi ro tín dụng một cách hợp lý để hạn chế các tác động mà nó gây ra

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh lê văn sỹ (Trang 57 - 58)