8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2.1 Cơ cấu tín dụng
Đến hết năm 2020, tổng dư nợ cho vay đạt 845 tỷ đồng, tăng 83 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng là 10,9%) so với 31/12/2019.
- Dư nợ cho vay nền kinh tế phân theo thời hạn vay
Bảng 2.1 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay giai đoạn 2017-2020
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 Tỷ trọng 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng
Dư nợ cho vay 520 100% 630 100% 762 100% 845 100%
Ngắn hạn 400 77% 450 71% 530 70% 600 71%
Trung, dài hạn 120 23% 180 29% 232 30% 245 29%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Lê Văn Sỹ giai đoạn 2017-2020)
Bảng 2.1 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh khá cao năm 2017 đạt 400 tỷ đồng chiếm 77% tổng dư nợ đến năm 2018 đạt 450 tỷ đồng chiếm 71% tổng dư nợ sang đến năm 2020 dư nợ ngắn hạn tăng lên đến 600 tỷ đồng chiếm tương đương 71% tổng dư nợ chi nhánh Trong khi đó 400 tỷ đồng là tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn tương ứng với mức 23% tổng dư nợ vào năm 2017, đến năm 2018 đạt 180 tỷ chiểm 29%, năm 2019 đạt 232 tỷ chiểm 30% sang đến năm 2020 đạt 245 tỷ chiểm khoảnh 29% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.
Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro, cho nên Ngân hàng có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi quay vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.
Bảng 2.2. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế giai đoạn 2017-2020 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 Tỷ trọng 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng Dư nợ CV 520 100% 630 100% 762 100% 845 100% Hộ KD, CN 220 42% 290 46% 370 49% 400 47% DN 300 58% 340 54% 392 51% 445 53%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Lê Văn Sỹ giai đoạn 2017-2020
Cơ cấu dư nợ cho vay nếu phân loại theo thành phần kinh tế của chi nhánh, thì đến cuối năm 2020, tỷ lệ dư nợ Khách hàng Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn đạt 445 tỷ đồng tương ứng 53% dư nợ cho vay của chi nhánh, tỷ lệ hộ kinh doanh và khách hàng cá nhân đạt 400 tỷ tưởng ứng 47% tổng dư nợ của chi nhánh. Với chính sách hợp lý MB Lê Văn Sỹ đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.
Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng nay là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu vốn từ khách hàng và từ nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng. Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua. Tuy nhiên hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng.
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại MB Lê Văn Sỹ 2.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng