8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2 Quản lý rủi rotín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại
Quản lý rủi ro: Chính là trung tâm của hoạt động quản lý điều hành của mỗi NHTM. Hiểu một cách đơn giản thì quản lý rủi ro chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản lý ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Quản lý rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi NHTM, đồng thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản lý riêng (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Quản lý rủi ro tín dụng: Là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
Theo quan điểm hiện đại, quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. “Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn” (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Trên góc độ quản trị Ngân hàng thì việc định nghĩa quản lý rủi ro tín dụng là việc trả lời ngắn gọn 3 câu hỏi chính: Ai là người có trách nhiệm quản lý? Đối tượng cần quản lý là ai? Mục đích và các công cụ quản lý là gì? Từ ba yêu cầu trên, ta có thể nêu ra một định nghĩa khái quát về quản lý rủi ro tín dụng như sau: "Quản lý rủi ro tín dụng
là việc các nhà quản trị Ngân hàng lập kế hoạch hoạt động và sử dụng các công cụ quản lý thích hợp nhằm ối ưu hóa khả năng thu hồi vốn vay từ khách hàng và hạn chế tối đa tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu”.
Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Basel định nghĩa “quản trị rủi ro tín dụng là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo rủi ro tín dụng bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép”.
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ở các góc độ khác nhau, nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản lý học, chúng ta có thể diễn giải khái niệm quản lý rủi ro tín dụng là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại
Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của ngân hàng thương mại. Quản lý RRTD phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng.
Trong lịch sử hoạt động của NHTM, RRTD là loại rủi ro được đề cập sớm nhất và cũng là nhiều nhất. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động NHTM với vai trò trung gian tài chính, huy động vốn để cho vay. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của NHTM, mang lại thu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển của NHTM, nhưng đi liền bên cạnh là RRTD cũng mang lại hậu quả thiệt hại về thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM; ở mức cao hơn có thể gây ra khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng. Vấn đề là để chấp nhận một mức rủi ro và đạt được lợi nhuận tối đa, NHTM cần phải tổ chức quản lý tốt RRTD, đây chính là yếu tố cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM (Nguyễn Hồng Tiến, 2016).
1.2.2.2 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
Nguyễn Hồng Tiến (2016) cho rằng, một số nguyên nhân chủ yếu là làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng càng gia tăng:
- Do quá trình tự do hoá, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm. Tác động này làm cho các NHTM ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD sẽ có nguy cơ rủi ro gia tăng. Bên cạnh đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của NHTM kéo theo sự thiệt hại đổ về NHTM.
- Hoạt động kinh doanh của NHTM ngày càng theo xu hướng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng, các sản phẩm tín dụng hiện đại có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với các sản phẩm tín dụng truyền thống. Các sản tín dụng dựa trên cơ sở phát triển của công nghệ như thẻ tín dụng, cho vay thấu chi... luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực của sự cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng như phạm vi hoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn đối với các NHTM. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏi quản lý RRTD phải được chú trọng nâng cấp tương xứng. Do vậy, các NHTM cần phải đầu tư tốt công tác quản lý RRTD là một công việc vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, công tác quản trị RRTD của NHTM được thể hiện qua các chính sách quản lý RRTD và mô hình tổ chức để triển khai chính sách đó.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Theo Basel Committee on Banking Supervision (2006), Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm 1988 do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ RRTD với từng đối tượng khách hàng để có biện
pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Các nguyên tắc trong quản lý RRTD của hiệp định bao gồm:
- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp
+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt, xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ. Xem xét những vấn đề như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.
+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát RRTD.
+ Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý
+ Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.
+ Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng (HMTD) tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm khách hàng vay có liên quan với nhau trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên liên quan.
- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng hiệu quả
+ Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.
+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro.
+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM.
+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro. + Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.
+ Nguyên tắc 13: Xem xét những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.
- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho HĐQT/HĐTV và ban quản lý cấp cao.
+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và HMTD cần được báo cáo kịp thời.
+ Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề. + Nguyên tắc 17: Phải có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD là một phần của cách tiếp cận tổng thể về quản lý rủi ro.
1.2.4 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng
Trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng, Nguyễn Văn Tiến (2015) đã đưa ra mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán và xu hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay.
1.2.4.1 Khái niệm
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng là mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ của ngân hàng. Do bao gồm các chức năng liên quan đến hoạt động tín dụng, nên một mô hình quản lý tín dụng phải bao gồm tất cả các khâu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tín dụng, chủ yếu gồm:
- Thiết lập chiến lược và chính sách RRTD: Tập trung vào nội dung chủ yếu “văn hoá rủi ro” và “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng.
- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng, gồm các khâu: nhận diện rủi ro, đo lường/đánh giá rủi ro, giám sát/giảm thiểu rủi ro, và kiểm soát/báo cáo rủi ro.
1.2.4.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
Đặc điểm căn bản trong mô hình quản lý tập trung là sự tách biệt một cách độc lập giữa ba khối (khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro, khối xử lý nội bộ). Sự tách biệt giữa ba chức năng này nhằm mục đích chính là tăng cường sự chuyên môn hoá cao đối với từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng, đồng thời tăng cường giám sát giữa các khâu, qua đó giảm thiểu RRTD cũng như mọi rủi ro hoạt động đối với ngân hàng.
Ưu điểm của mô hình quản lý tín dụng tập trung
Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thích hợp với ngân hàng có quy mô lớn.
Nhược điểm của mô hình quản lý tín dụng tập trung
Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức; Để thực hiện thành công thì đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, tức mỗi cán bộ phải là chuyên gia trong khâu mình phụ trách; Quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, vì phải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận, dẫn đến mất nhiều thời gian; Hệ thống công nghệ thông tin phải hiện đại, đủ mạnh về công suất và dung lượng để xử lý tập trung hoàn hảo mọi nghiệp vụ.
1.2.4.3 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản tín dụng. Có thể hình dung, mô hình quản lý phân tán tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có vị thế như một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ, tức có tính độc lập rất cao với hội sở chính.
Mô hình này gọn nhẹ nên có thể giảm thiểu được chi phí; Cơ cấu tổ chức đơn giản nên có thể tinh giản biên chế; Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ và không đòi hỏi chi phí đắt tiền cho công nghệ.
Nhược điểm của mô hình quản lý tín dụng phân tán
Có thể xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định tín dụng nên không có đánh giá khách quan, độc lập về tình hình khách hàng; Chất lượng thẩm định yếu kém do tính chất công việc và kiến thức không chuyên sâu, không có đầy đủ cơ sở thông tin; Do cán bộ thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên không có đủ thời gian bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và luân chuyển vốn của khách hàng; Việc quản lý hoạt động tín dụng của trụ sở chính đều theo phương thức gián tiếp từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
1.2.4.4 Xu hướng áp dụng mô hình quản lý tín dụng
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng, theo khuyến cáo của uỷ ban Basel cũng như thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện vận hành mô hình quản lý RRTD tập trung, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn mô hình này.
Nội dung chủ yếu là tách bạch hoạt động tín dụng ở cấp chi nhánh với cấp trụ sở chính.