8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý rủi rotín dụng
Theo Nguyễn Thị Thu Hương (2018), chất lượng quản lý RRTD của ngân hàng tốt khi chất lượng quản lý điều hành tốt, có khả năng thiết lập, sắp xếp hợp lý với từng chỉ số, tần số kiểm tra, đánh giá phù hợp giúp nhận diện, xác định sớm rủi ro, tăng tính hiệu quả của công tác phòng ngừa và giảm tổn thất cho ngân hàng.Như vậy, rủi ro chỉ có thể phát hiện được khi ngân hàng có đủ năng lực xây dựngđược các chính sách để đo lường, theo dõi rủi ro và giám sát sự tuân thủ đối với các chính sách ban hành.
Chất lượng quản lý RRTD tốt là đo lường được rủi ro trong quá trình quản lý RRTD (xác định được mức thua lỗ và xác suất xảy ra) bằng các kỹ thuật khác nhau, từ mô hình đơn giản đến các công cụ và mô hình phức tạp. Chất lượng quản lý RRTD tốt về xây dựng chính sách, mô hình tổ chức, vận hành công cụ đo lường rủi ro, vận dụng các nguồn lực nhằm giảm thiểu rủi ro trong giới hạn của NHTM tạo ra hoạt động kiểm soát trong quy trình quản lý RRTD hiệu quả.
Theo Phạm Thu Thuỷ và Đỗ Thị Thu Hà (2013), cách tiếp cận truyền thống đo lường RRTD được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,... Trong các chỉ tiêu này, nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường RRTD.
Nguyễn Thị Thu Hương (2018), đánh giá chất lượng quản lý RRTD trong NHTM thông qua các tiêu chí sau:
- Thứ nhất, trong công tác quản trị điều hành bao gồm việc xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp, xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được,xác định cụ thể mô hình, tổ chức bộ máy quản lý RRTD.
- Thứ hai, xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD, bao gồm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mô hình định lượng hoá RRTD...
- Thứ ba, xây dựng chất lượng quản lý RRTD theo khoản cấp tín dụng cũng như danh mục tín dụng.
- Thứ tư, chất lượng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng tin học cầnphải phản ánh chính xác, đủ và kịp thời dữ liệu, đảm bảo đo lường tốt RRTD.
- Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động của ngân hàng. Nâng cao chất lượng nhân sự để đội ngũ nhân sự đáp ứng đủ năng lực điều hành, thực hiện quy trình, chính sách.
Ngoài ra, chất lượng quản lý RRTD còn được đánh gián tiếp thông qua những chỉ tiêu phản ảnh RRTD, cụ thể sau:
- Các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro tín dụng
+ Nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD, nợ quá hạn phát sinh
trong trường hợp khi đến thời hạn trả nợ gốc, lãi theo cam kết. Tuy nhiên, người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho ngân hàng. Tuỳ thuộc vào khoản thời gian quá hạn, khoản nợ có thể được chia thành một trong năm nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó có mức độ RRTD cao hơn và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 *100%
+ Nợ xấu: Nợ xấu phản ánh rõ chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua thời gian quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay đó. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định cụ thể nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5.
Tỷ lệ nợ xấu = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒙ấ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 *100%
+ Dự phòng rủi ro tín dụng:
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Mục đích của việc sử dụng quỹ này của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản vay của ngân hàng. Cách xác định mức dự phòng rủi ro này căn cứ vào việc phân loại nợ của ngân hàng theo từng nhóm. Dự phòng của ngân hàng bao gồm
dự phòng cụ thể (số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể) và dự phòng chung (số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể).
Dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% trên tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ; tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng được trích lập /Dư nợ bình quân - Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh rủi ro tín dụng:
Theo Nguyễn Thị Thu Hương (2018), các nhóm chỉ tiêu này không phản ánh cụ thể, chi tiết rủi ro tín dụng của ngân hàng nhưng là dấu hiệu để phản ánh RRTD của ngân hàng khi có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với mức trung bình của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ngoài việc dựa vào các chỉ tiêu trực tiếp thì ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêu gián tiếp để có thể đánh giá RRTD của ngân hàng một cách toàn diện.
+ Quy mô tín dụng:
Đây không phải là chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá RRTD nhưng nếu có sự tăng lên quá nóng hay không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng với quy mô tín dụng thì khi đó quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tín dụng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ bình quân trên tổng số cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng CBTD quản lý và tốc độ tăng trưởng dư nợ so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu ngân hàng vì mục tiêu nào đó theo đuổi định hướng nới lỏng tín dụng, điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro do việc thẩm định khách hàng không kỹ, không kiểm soát được các khoản vay đã giải ngân ... gây ra nhiều rủi ro về phía ngân hàng.
+ Cơ cấu tín dụng:
Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, tiền tệ. Tuy chỉ tiêu này không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro nhưng nếu cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào những lĩnh vực mạo hiểm thì nó sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng được chia thành các nhóm:
Cơ cấu tín dụng theo ngành: Khi những ngành có độ rủi ro cao lại được tập trung
cho vay thì khi đó rủi ro không trả được nợ cũng sẽ rất cao. Không chỉ vậy, một ngành, lĩnh vực mà cơ cấu tín dụng tập trung vào quá nhiều thì khi ngành đó bị suy thoái hay bị ảnh hưởng tiêu cực khác cũng có thể gây ra mức độ rủi ro cao.
Cơ cấu tín dụng theo loại hình: Cho biết được tỷ lệ tập trung theo các đối tượng
là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn cổ phần nước ngoài.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Đây là yếu tố phải dựa trên điều kiện là
cơ cấu vốn của ngân hàng. Ngân hàng có cơ cấu vốn dài hạn và ổn định thì có thể cho vay các khoản trung và dài hạn nhiều và ngược lại nếu như cơ cấu vốn của ngân hàng thiếu ổn định trong dài hạn thì các khoản cho vay trung và dài hạn sẽ bị hạn chế.
Cơ cấu vốn theo loại tiền tệ: Khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá thì
khi đó RRTD sẽ xảy ra.
Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm: Được phản ánh thông qua tỷ lệ dư nợ có
tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ vay. Nếu như tỷ lệ các khoản vay có tài sản đảm bảo thấp (TSĐB), hoặc các TSĐB có tính thanh khoản thấp, ngân hàng sẽ đối mặt với RRTD khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay.